Thực hiện Chiến lược phát triển KBNN
giai đoạn 2021 - 2030, đặt nền móng cho việc hình thành Kho bạc số vào năm 2030
và những năm tiếp theo. Cùng với toàn hệ
thống, thời gian qua KBNN Cao Bằng cũng đã nỗ lực đẩy mạnh công tác cải cách
hành chính, áp dụng công nghệ hiện đại vào các quy trình, hoạt động nghiệp vụ
KBNN trên địa bàn, triển khai đồng loạt các chương trình ứng dụng, từng bước tiến
tới Kho bạc “ba không” không tiền mặt, không chứng từ, không khách hàng giao dịch
tại quầy.
Một
trong những bước tiến quan trọng trong việc tiến tới Kho bạc điện tử, có thể kể
đến như, KBNN Cao Bằng đã triển
khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 đối với các thủ tục kiểm soát chi NSNN
qua KBNN tại Văn phòng KBNN tỉnh và tất cả các KBNN cấp huyện, hiện nay tỷ lệ
chứng từ giao dịch qua dịch vụ công trực tuyến bình quân chiếm 99,5% trên chứng
từ giao dịch. Đặc biệt trong thời điểm xảy ra dịch bệnh Covid-19 diễn ra
trên diện rộng, việc gửi hồ sơ, chứng từ trên DVC-TT giúp khách hàng không phải
đến gửi hồ sơ trực tiếp qua đó góp phần thực hiện tốt việc phòng chống Covid -
19 trong cộng đồng.
Năm
2022, Kho bạc tiếp tục triển khai chương trình Chương trình Quản lý, kiểm soát
chi đầu tư (ĐTKB-GD), đây là một trong những bước tiến hiện đại hóa trong giao
dịch, là dự án công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại nhất từ trước đến nay
trong kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công, cho phép cung cấp đầy đủ các chức
năng kiểm soát chi cụ thể theo từng lần thanh toán; quản lý mức đầu tư; kế hoạch
vốn trung hạn hoặc hàng năm... chương trình ứng dụng có ý nghĩa rất lớn đối với
hệ thống Kho bạc và Bộ Tài chính trong chỉ đạo, điều hành nhằm đẩy nhanh tiến độ
giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.
Ngoài ra KBNN Cao Bằng thực hiện triển
khai liên thông các ứng dụng nghiệp vụ Dịch vụ công trực tuyến - Hệ thống thông
tin quản lý ngân sách và kho bạc - Thanh toán song phương điện tử, Thanh toán
liên ngân hàng. Việc liên thông các chương trình ứng dụng đã mang lại kết quả tốt
đẹp, đáp ứng kịp thời và phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu chi tiêu của các đơn
vị sử dụng ngân sách, đồng thời cập nhật, cung cấp kịp thời và chính xác số liệu
thu, chi ngân sách nhà nước qua KBNN giúp cung cấp thông tin báo cáo đầy đủ, kịp
thời cho các cấp chính quyền và cơ quan tài chính trong quá trình quản lý, điều
hành ngân sách,…
Bên cạnh việc triển khai ứng dụng thông tin,
ứng dụng tra cứu số dư và trạng thái hồ sơ chi điện tử trên thiết bị di động,
KBNN Cao Bằng còn đẩy mạnh việc tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt thực
hiện phối hợp với các NHTM tổ chức triển khai các hình thức thu NSNN không dùng
tiền mặt, thực hiện chi tiền mặt qua hệ thống ngân hàng thương mại đối với các
khoản chi có giá trị lớn, thanh toán chi trả các khoản thanh toán cá nhân qua
tài khoản,…do vậy lưu lượng tiền mặt qua Kho bạc từ đó đã giảm mạnh, việc thu,
chi bằng tiền mặt của Kho bạc từng bước chuyển dịch sang hệ thống các ngân hàng
thương mại theo đó dần đạt mục tiêu “Kho
bạc không có bạc”.
Lễ ký kết thỏa thuận phối
hợp thu giữa KBNN Cao Bằng và các đơn vị.
Bám sát chương trình kế hoạch của Bộ Tài
chính, KBNN, trong thời gian tới Kho bạc Cao Bằng tiếp tục triển khai các giải pháp hướng đến mục tiêu xây dựng
kho bạc hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả với 3 trụ cột phát triển
chính: Tổ chức bộ máy thống nhất theo mô hình kho bạc khu vực, hướng tới mô
hình kho bạc 2 cấp (cấp điều hành và cấp thực hiện); Nâng cao chất lượng dịch vụ
kho bạc, góp phần xây dựng nền hành chính phục vụ. Theo đó phát huy tinh
thần chủ động, sáng tạo, đổi mới, tiếp tục vững bước hoàn thành mục tiêu chiến
lược KBNN đề ra đến năm 2030 cơ bản hình thành kho bạc số.
Giao dịch
viên Kho bạc Nhà nước Trùng Khánh đang thực hiện nghiệp vụ qua dịch vụ công trực
tuyến không có khách hàng đến giao dịch trực tiếp
Giao dịch viên Kho bạc Nhà nước Hoà An đang thực
hiện nghiệp vụ qua dịch vụ công trực tuyến không có khách hàng đến giao dịch trực
tiếp