Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Quy trình nghiệp vụ chủ yếu

A- DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

Thủ tục hành chính cấp tỉnh, huyện

 

1

Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn chi phí quản lý dự án đầu tư của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước qua hệ thống kho bạc nhà nước

 

2

Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư ngoài nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

 

3

Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước

 

4

Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường , thị trấn qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

 

5

Thủ tục mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước

 

6

Thủ tục kiểm soát chi ngân sách nhà nước thường xuyên bằng dự toán qua Kho bạc Nhà nước

 

7

Thủ tục Kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước

 

8

Thủ tục nhận gửi và bảo quản các loại tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá tại Kho bạc Nhà nước

 

9

Thủ tục giao tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá do Kho bạc Nhà nước nhận gửi và bảo quản

 

10

Thủ tục nộp tiền phạt vi phạm hành chính qua Kho bạc Nhà nước

 

11

Thủ tục thanh toán vốn Chương trình 5 triệu héc ta rừng

 

12

Thủ tục thanh toán vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

 

13

Thủ tục thanh toán vốn Chương trình 135 giai đoạn II

 

14

Thủ tục Kiểm soát chi thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP

 

15

Thủ tục Kiểm soát chi thường xuyên đối với các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP

 

16

Thủ tục nộp thuế, phí, lệ phí vào Ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước

 

17

Thủ tục hoàn thuế, các khoản đã thu bằng tiền mặt qua cơ quan Kho bạc Nhà nước

 

18

Thủ tục phát hành trái phiếu bằng chuyển khoản

 

19

Thủ tục phát hành trái phiếu bằng tiền mặt

20

Thủ tục Thanh toán trái phiếu có ghi tên (cả ngoại tệ và nội tệ)

21

Thủ tục Thanh toán trái phiếu không ghi tên (cả ngoại tệ và nội tệ)

22

Thủ tục Chuyển nhượng trái phiếu ghi danh (mua bán, tặng cho, để lại thừa kế).

23

Thủ tục Xử lý trái phiếu báo mất

24

Thủ tục Xác nhận trái phiếu cầm cố, thế chấp

25

Thủ tục Lưu giữ, bảo quản trái phiếu hộ khách hàng

26

Thủ tục Giao trả trái phiếu đã nhận bảo quản

27

Thủ tục kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua KBNN

 

28

Thủ tục thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế GTGT

TCHQ công bố

29

Thủ tục đối chiếu, xác nhận số dư tài khoản tiền gửi kinh phí ngân sách cấp

Vụ NSNN công bố

30

Thủ tục đối chiếu, xác nhận số dư dự toán, số dư tạm ứng NSNN đề nghị xét chuyển sang năm sau

Vụ NSNN công bố

31

Thủ tục đối chiếu, xác nhận số dư dự toán, số dư tạm ứng NSNN được chuyển năm sau, không phải xét chuyển

Vụ NSNN công bố

B- NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

1. Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn chi phí quản lý dự án đầu tư của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn chi phí quản lý dự án đầu tư của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Trình tự thực hiện

+ Chủ đầu tư gửi hồ sơ, tài liệu đến Kho bạc Nhà nước.

+ Kho bạc Nhà nước kiểm tra nếu hồ sơ, tài liệu đã đầy đủ hợp lệ KBNN làm thủ tục thanh toán cho chủ đầu tư.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ:

I. Hồ sơ tài liệu để trích chuyển kinh phí QLDA vào TKTG được thực hiện khi dự án được giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm, hồ sơ làm căn cứ để trích chuyển kinh phí QLDA vào TKTG

+ Quyết định phê duyệt dự toán chi phí QLDA năm (bản chính);

+ Bảng tổng hợp nguồn kinh phí năm kế hoạch (bản chính);

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;

+ Giấy rút vốn đầu tư.

II. Hồ sơ kiểm soát chi phí quản lý dự án

- Tài liệu cơ sở của dự án (tài liệu gửi 1 lần): Những loại tài liệu gửi một lần (bao gồm cả trường hợp bổ sung, điều chỉnh), phải là bản chính hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư.

+ Dự toán chi phí Quản lý dự án được duyệt;

- Hồ sơ gửi khi tạm ứng (đối với các khoản chi được tạm ứng):

+ Ủy nhiệm chi (chi từ tài khoản tiền gửi); Giấy rút vốn đầu tư (chi từ tài khoản cấp phát);

+ Bảng kê chứng từ thanh toán (đối với các khoản chi nhỏ lẻ không có hợp đồng) hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ (đối với trường hợp khoản chi phải có hợp đồng).

+ Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định

+ Hợp đồng mua bán, sửa chữa, xây dựng.

- Hồ sơ gửi khi thanh toán:

+ Ủy nhiệm chi (chi từ tài khoản tiền gửi); Giấy rút vốn đầu tư (chi từ tài khoản cấp phát);

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (thanh toán tạm ứng);

+ Bảng kê chứng từ thanh toán có chữ ký của thủ trưởng, kế toán trưởng Ban quản lý dự án;

+ Tuỳ theo từng nội dung chi, khách hàng giao dịch gửi các hồ sơ, chứng từ liên quan đến khoản chi (ví dụ: chi thanh toán cá nhân, chi mua hàng hóa, dịch vụ, công tác phí, tổ chức các hội nghị, hội thảo...)

* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

I. Thời gian kiểm soát để trích chuyển kinh phí QLDA vào TKTG: 03 ngày làm việc.

II. Thời gian kiểm soát chi phí quản lý dự án

-  Đối với các khoản tạm ứng: thời hạn xử lý trong một ngày làm việc.

- Trường hợp thanh toán các khoản chi có hồ sơ đơn giản: thời hạn xử lý trong một ngày làm việc.

-  Trường hợp thanh toán khoản chi có hồ sơ phức tạp: thời hạn xử lý là 02 ngày làm việc.

-  Trường hợp thanh toán tạm ứng: thời hạn xử lý tối đa là 03 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Chấp nhận thanh toán.

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy rút vốn đầu tư theo mẫu số C3-01/NS ban hành tại Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư phụ lục 05 ban hành tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước

+ Bảng kê chứng từ thanh toán ban hành tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước;

+ Quyết định phê duyệt dự toán chi phí quản lý dự án năm theo mẫu 05/DT – QLDA tại Thông tư số 10/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước;         

+ Bảng tổng hợp nguồn kinh phí năm kế hoạch 20... theo mẫu 02/DT – QLDA tại Thông tự số  10/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

-  Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11;

- Nghị định của Chính phủ: số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình,

- Thông tư số 10/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước;

- Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước;

- Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước;

- Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

- Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

 

2. Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư ngoài nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư ngoài nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Trình tự thực hiện

+ Chủ đầu tư gửi hồ sơ, tài liệu đến Kho bạc Nhà nước.

+ Chủ đầu tư gửi giấy rút vốn đến Kho bạc Nhà nước.

+ Kho bạc Nhà nước kiểm tra nếu hồ sơ, tài liệu đã đầy đủ hợp lệ Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thanh toán cho chủ đầu tư.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN

Thành phần, số lượng hồ sơ

I. Tài liệu cơ sở của dự án: các tài liệu này đều là  bản chính hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư, chỉ gửi 1 lần cho đến khi dự án kết thúc đầu tư, trừ trường hợp phải bổ sung điều chỉnh

- Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);

- Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu

- Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp đồng theo quy định của pháp luật (trừ các tài liệu mang tính kỹ thuật);

- Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng (trừ dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật).

- Bản dịch bằng tiếng Việt có chữ ký và dấu của chủ đầu tư: Điều ước quốc tế về ODA đã ký giữa Việt Nam và nhà tài trợ và các tài liệu liên quan đến việc thanh toán khác (nếu có). Riêng hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu phải là văn bản bằng tiếng Việt hoặc bản dịch bằng tiếng Việt có chữ ký và dấu của chủ đầu tư (phần quy định về các điều kiện, điều khoản thanh toán và các nội dung liên quan trực tiếp đến việc thanh toán của hợp đồng)

- Bảo lãnh tạm ứng (nếu có) theo quy định cụ thể của Hợp đồng (kể cả trường hợp dự án vốn trong nước nhưng do nhà thầu nước ngoài thi công).

II. Tài liệu bổ sung hàng năm:

Chủ đầu tư gửi đến KBNN một trong những hồ sơ, tài liệu sau:

+ Kế hoạch vốn đầu tư năm (đối với dự án đầu tư XDCB hoặc hợp phần chi đầu tư XDCB trong dự án hỗn hợp ) hoặc Dự toán ngân sách năm của  dự án (đối với hợp phần chi HCSN) do cấp có thẩm quyền giao (có thể giao vốn trong nước, vốn ngoài nước hoặc giao kế hoạch cả vốn trong nước và vốn ngoài nước);

+ Kế hoạch tài chính năm theo mẫu tại phụ lục số 1 Thông tư số 108/2007/TT-BTC  ngày 7/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

+ Văn bản của chủ đầu tư hoặc của cấp có thẩm quyền hoặc của Bộ Tài chính đề nghị KBNN kiểm soát chi.

III. Tài liệu tạm ứng vốn: Khi tạm ứng, ngoài các hồ sơ, tài liệu đã gửi lần đầu, chủ đầu tư còn gửi đến KBNN các tài liệu sau:

+ Bảo lãnh tạm ứng (bắt buộc, theo quy định của hợp đồng)

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư

+ Giấy rút vốn đầu tư ( trường hợp tạm ứng vốn trong nước)

IV. Thanh toán khối lượng hoàn thành:

Ngoài các tài liệu đã gửi lần đầu, chủ đầu tư còn gửi đến KBNN các tài liệu sau:

* Đối với trường hợp thanh toán theo hợp đồng:

+ Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có)

+ Giấy rút vốn đầu tư (thanh toán vốn đối ứng)

* Đối với trường hợp thanh toán không theo hợp đồng:

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có).

+ Bảng kê chứng từ chi

+ Giấy rút vốn đầu tư (thanh toán vốn đối ứng).

* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

7 ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Chấp nhận thanh toán.

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy rút vốn đầu tư theo mẫu số C3-01/NS ban hành tại Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước vốn đầu tư theo mẫu số C3-02/NS ban hành tại Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư phụ lục 05 ban hành tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước

+ Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán theo Phụ lục 03.a ban hành kèm theo Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);

- Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước;

- Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước;

- Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước;

- Quyết định số 25/QĐ-KBNN ngày 14/01/2008 của Kho bạc Nhà nước về kiếm soát thanh toán vốn đầu tư ngoài nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước;

- Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày ban hành 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS);

- Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

 

3. Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước

Trình tự thực hiện

+ Chủ đầu tư gửi hồ sơ, tài liệu đến Kho bạc Nhà nước.

+ Chủ đầu tư gửi giấy rút vốn đến Kho bạc Nhà nước.

+ Kho bạc Nhà nước kiểm tra nếu hồ sơ, tài liệu đã đầy đủ hợp lệ KBNN làm thủ tục thanh toán cho chủ đầu tư.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ:

I. Tài liệu cơ sở của dự án: các loại tài liệu này đều là bản chính hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư, chỉ gửi 1 lần cho đến khi dự án kết thúc đầu tư, trừ trường hợp phải bổ sung điều chỉnh.

1. Dự án chuẩn bị đầu tư:

+ Dự toán chi phí công tác CBĐT được duyệt.

+Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của luật đấu thầu.

+ Hợp đồng giữa chủ đầu tư với đơn vị nhận thầu.

+ Trường hợp chủ đầu tư tự thực hiện phải có văn bản cho phép của cấp có thẩm quyền.

2. Dự án thực hiện đầu tư:

+ Tài liệu để mở tài khoản

Đối với dự án vốn trong nước:

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);

+ Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu (gồm đấu thầu, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng);

+ Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp đồng theo quy định của pháp luật (trừ các tài liệu mang tính kỹ thuật).

+ Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng (đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật chỉ gửi khi điều chỉnh dự toán).

Đối với trường hợp tự thực hiện:

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);

+ Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình (đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật chỉ gửi khi điều chỉnh dự toán);

+ Văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tự thực hiện dự án (trường hợp chưa có trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền);

+ Văn bản giao việc hoặc hợp đồng nội bộ;

Đối với công tác chuẩn bị đầu tư nhưng bố trí vốn trong kế hoạch thực hiện đầu tư: thì tài liệu do chủ đầu tư gửi đến KBNN phải có dự toán chi phí cho các công việc chuẩn bị đầu tư được duyệt.

Đối với công việc chuẩn bị thực hiện dự án nhưng bố trí vốn trong kế hoạch thực hiện đầu tư: tài liệu do chủ đầu tư gửi đến KBNN gồm:

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);

+ Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị thực hiện dự án được duyệt; Riêng việc giải phóng mặt bằng phải kèm theo phương án giải phóng mặt bằng được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu;

+ Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp đồng theo quy định của pháp luật (trừ các tài liệu mang tính kỹ thuật).

II. Tài liệu bổ sung hàng năm:

+ Kế hoạch vốn hàng năm do Kho bạc Nhà nước thông báo (đối với các dự án do Trung ương quản lý);

+ Kế hoạch vốn đầu tư của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện thông báo (Đối với các dự án do địa phương quản lý).

III. Tài liệu tạm ứng vốn: ngoài các tài liệu quy định trên khi đến tạm ứng vốn chủ đầu tư gửi các tài liệu sau đây:

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;

+ Giấy rút vốn đầu tư ;

+ Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng).

IV. Thanh toán khối lượng hoàn thành:

1. Trường hợp thanh toán theo hợp đồng.

- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng VĐT (nếu có);

+ Giấy rút vốn đầu tư.         

 Khi có khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng, ngoài các tài liệu trên và dự toán bổ sung, phụ lục bổ sung hợp đồng, chủ đầu tư còn gửi đến KBNN:

Bảng xác định giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng đề nghị thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu.

2. Trường hợp thanh toán không theo hợp đồng.

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư ( nếu có)

+ Giấy rút vốn đầu tư.

* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

- Thời gian kiểm soát tạm ứng vốn: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát chi nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư, KBNN các cấp hoàn thành thủ tục tạm ứng vốn.

- Thanh toán trước kiểm soát sau: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát chi nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư, KBNN các cấp hoàn thành thủ tục thanh toán

- Kiểm soát trước, thanh toán sau: Trong thời hạn tối đa là 07 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát chi nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư KBNN các cấp hoàn thành thủ tục thanh toán

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Chấp nhận thanh toán.

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy rút vốn đầu tư theo mẫu số C3-01/NS; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước vốn đầu tư theo mẫu số C3-02/NS ban hành tại Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư phụ lục 05; Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán theo Phụ lục 03.a ban hành kèm theo Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

- Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng; số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng;

- Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo các Nghị định: số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999, số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000, số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ;

- Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06/6/2005 của Chính phủ về Quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù;

- Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước;

- Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

- Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

4. Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Trình tự thực hiện

+ Chủ đầu tư gửi hồ sơ, tài liệu đến Kho bạc Nhà nước.

+ Chủ đầu tư gửi giấy rút vốn đến Kho bạc Nhà nước.

+ Kho bạc Nhà nước kiểm tra nếu hồ sơ, tài liệu đã đầy đủ hợp lệ KBNN làm thủ tục thanh toán cho chủ đầu tư

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ:

I. Tài liệu cơ sở của dự án: các tài liệu này đều là bản chính hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư, chỉ gửi 1 lần cho đến khi dự án kết thúc đầu tư, trừ trường hợp phải bổ sung điều chỉnh

1. Đối với dự án thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

- Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư được duyệt.

- Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu.

- Hợp đồng giữa Chủ đầu tư với nhà thầu.

2. Đối với dự án giai đoạn thực hiện dự án:

- Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.

- Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu (gồm đấu thầu, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng).

- Hợp đồng giữa Chủ đầu tư và nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp đồng theo quy định của pháp luật (trừ các tài liệu mang tính kỹ thuật).

- Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng (trừ dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật).

Đối với trường hợp gói thầu thực hiện theo hình thức người dân trong xã tự làm ngoài các nội dung quy định trên; cần bổ sung thêm văn bản chấp thuận của người quyết định đầu tư cho phép người dân trong xã tự làm.

Khi có khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng chủ đầu tư còn phải gửi đến KBNN dự toán bổ sung, phụ lục bổ sung hợp đồng.

II. Tài liệu gửi bổ sung hàng năm: Kế hoạch vốn đầu tư năm do Uỷ ban nhân xã thông báo.

III. Tài liệu tạm ứng vốn: ngoài các tài liệu quy định trên khi đến tạm ứng vốn chủ đầu tư gửi các tài liệu sau đây:

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.

- Giấy rút vốn đầu tư.

- Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng; là bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư).

- Đối với chi phí bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất, chủ đầu tư còn phải gửi đến KBNN: Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt; dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt (nếu chưa có trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt); Dự toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt (nếu có).

IV. Thanh toán khối lượng hoàn thành:

1. Thanh toán khối lượng hoàn thành theo hợp đồng.

- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành đề nghị thanh toán.

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng).

- Giấy rút vốn đầu tư.

2. Thanh toán khối lượng hoàn thành không thông qua hợp đồng.

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng).

- Giấy rút vốn đầu tư.

Đối với các công việc như trường hợp tự làm, các công việc quản lý dự án do Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện,...: Bảng kê khối lượng công việc hoàn thành và dự toán được duyệt cho từng công việc; Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng); Giấy rút vốn đầu tư.

Đối với chi phí bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, hồ sơ thanh toán gồm : Bảng kê xác nhận khối lượng công tác bồi thường, hỗ trợ đã thực hiện (theo phụ lục 05 Thông tư số 28/2012/ TT-BTC ngày 24/2/2012 của Bộ Tài chính); Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng); Giấy rút vốn đầu tư.

3. Thanh toán khối lượng hoàn thành do người dân trong xã tự làm:

- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành đề nghị thanh toán.

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng).

- Giấy rút vốn đầu tư.

* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

- Thời gian kiểm soát tạm ứng vốn: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát chi nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư, KBNN các cấp hoàn thành thủ tục tạm ứng vốn.

- Thanh toán trước kiểm soát sau: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát chi nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư, KBNN các cấp hoàn thành thủ tục thanh toán

- Kiểm soát trước, thanh toán sau: Trong thời hạn tối đa là 07 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát chi nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư KBNN các cấp hoàn thành thủ tục thanh toán

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Chấp nhận thanh toán.

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy rút vốn đầu tư theo mẫu số C3-01/NS ban hành tại Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước vốn đầu tư theo mẫu số C3-02/NS ban hành tại Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư Phụ lục số 03 ban hành tại Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn

+ Bảng kê xác nhận khối lượng công tác bồi thường, hỗ trợ đã thực hiện theo phụ lục 05 tại Thông tư số 28/2012/ TT-BTC ngày 24/2/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn

+ Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành đề nghị thanh toán theo Phụ lục số 04 tại Thông tư số 28/2012/ TT-BTC ngày 24/2/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng; số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng;

- Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ;

- Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn;

- Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

- Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

5. Thủ tục mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước

Trình tự thực hiện

Bước 1: Các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mở tài khoản tại KBNN gửi hồ sơ đăng ký và sử dụng tài khoản đến Kho bạc làm thủ tục đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, cụ thể:

- Trường hợp hồ sơ đăng ký và sử dụng tài khoản của đơn vị, tổ chức, cá nhân đầy đủ, hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả lập 02 bản Phiếu giao nhận hồ sơ đăng ký sử dụng tài khoản (Mẫu số 03/MTK):

+ 01 bản gửi đơn vị, tổ chức, cá nhân.

+ 01 bản lưu kèm hồ sơ đăng ký sử dụng tài khoản của đơn vị, tổ chức, cá nhân.

- Trường hợp hồ sơ đăng ký sử dụng tài khoản của đơn vị, tổ chức, cá nhân không đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả hướng dẫn đơn vị hoàn chỉnh lại hồ sơ để gửi KBNN.

Bước 2:Cán bộ phụ trách nhận hồ sơ và giao toàn bộ hồ sơ cho trưởng phòng (bộ phận) kế toán hoặc người được trưởng phòng (bộ phận) kế toán ủy quyền xử lý.

Bước 3: Trưởng phòng (bộ phận) kế toán hoặc người được Trưởng phòng (bộ phận) kế toán ủy quyền xử lý xem xét hồ sơ nếu hồ sơ đầy đủ thì trình lãnh đạo KBNN ký duyệt mở tài khoản cho đơn vị, trả  lại cho đơn vị 01 bộ và các bộ còn lại lưu theo quy định.

Cách thức thực hiện

Các đơn vị, tổ chức, cá nhân lập và gửi trực tiếp Hồ sơ đăng ký và sử dụng tài khoản (bản giấy) về KBNN, nơi đơn vị, tổ chức, cá nhân đăng ký và sử dụng tài khoản giao dịch.

(Trường hợp cổng thông tin điện tử được thiết lập, Bộ Tài chính sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp các đơn vị, tổ chức, cá nhân lập và gửi hồ sơ đăng ký sử dụng tài khoản cho KBNN trực tuyến qua cổng thông tin điện tử)

Thành phần, số lượng hồ sơ

Đối tượng đăng ký mở và sử dụng tài khoản gửi 01 bộ hồ sơ về KBNN, trong đó cụ thể đối với từng trường hợp:

* Các đơn vị, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước

- Đối với tài khoản của các đơn vị, tổ chức sử dụng kinh phí NSNN (trừ trường hợp Ban quản lý được giao quản lý dự án đầu tư XDCB, dự án vốn chương trình mục tiêu có tính chất đầu tư đăng ký sử dụng tài khoản), hồ sơ đăng ký sử dụng tài khoản gồm:

+ 03 bản Giấy đăng ký sử dụng tài khoản và mẫu dấu, mẫu chữ ký (Mẫu số 01a/MTK) trong trường hợp lần đầu tiên đăng ký, sử dụng tài khoản tại KBNN hoặc 03 bản Giấy đăng ký và sử dụng bổ sung tài khoản (Mẫu số 01b/MTK) trường hợp đăng ký, sử dụng bổ sung tài khoản nhưng không có thay đổi về hồ sơ pháp lý hoặc mẫu dấu, mẫu chữ ký, hoặc 03 bản Giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký (Mẫu số 02/MTK) đối với trường hợp có thay đổi về hồ sơ pháp lý hoặc mẫu dấu, mẫu chữ ký,  03 bản Bảng kê đăng ký sử dụng tài khoản chi tiết (Mẫu số 06a/MTK hoặc Mẫu số 06b/MTK - nếu có).

+ 01 bản Quyết định (hoặc giấy chứng thực) thành lập đơn vị của cấp có thẩm quyền, trừ một số trường hợp đặc biệt quy định tại điểm b, Khoản 5, Điều 9 Thông tư số 61/2014/TT-BTC;

+ 01 bản Quyết định bổ nhiệm chức vụ của Chủ tài khoản, Kế toán trưởng (hoặc người Phụ trách kế toán);

+  01 bản Giấy chứng nhận đăng ký mã số ĐVQHNS.

- Đối với tài khoản của Ban quản lý được giao quản lý dự án đầu tư XDCB, dự án vốn chương trình mục tiêu có tính chất đầu tư, hồ sơ đăng ký sử dụng tài khoản gồm:

+ 03 bản Giấy đăng ký sử dụng tài khoản và mẫu dấu, mẫu chữ ký (Mẫu số 01a/MTK) trong trường hợp lần đầu tiên đăng ký, sử dụng tài khoản tại KBNN hoặc 03 bản Giấy đăng ký và sử dụng bổ sung tài khoản (Mẫu số 01b/MTK) trường hợp đăng ký, sử dụng bổ sung tài khoản nhưng không có thay đổi về hồ sơ pháp lý hoặc mẫu dấu, mẫu chữ ký, hoặc 03 bản Giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký (Mẫu số 02/MTK) đối với trường hợp có thay đổi về hồ sơ pháp lý hoặc mẫu dấu, mẫu chữ ký,  03 bản Bảng kê đăng ký sử dụng tài khoản chi tiết (Mẫu số 06a/MTK hoặc Mẫu số 06b/MTK - nếu có).

+ 01 bản Quyết định thành lập Ban quản lý dự án hoặc Quyết định phê duyệt dự án, Quyết định giao nhiệm vụ đơn vị chủ đầu tư;

+ 01 bản Quyết định bổ nhiệm chức vụ của Chủ tài khoản, Kế toán trưởng (hoặc người Phụ trách kế toán) nếu chưa nêu trong Quyết định thành lập Ban quản lý dự án, Quyết định phê duyệt dự án, Quyết định giao nhiệm vụ đơn vị chủ đầu tư;

+ 01 bản Giấy chứng nhận đăng ký mã số ĐVQHNS.

* Các cơ quan tài chính địa phương (Sở Tài chính, phòng Tài chính - Kế hoạch, UBND xã)

Đối với tài khoản chi bằng Lệnh chi tiền, tài khoản ghi thu, ghi chi, tài khoản chi bằng dự toán chi chuyển giao của từng cấp ngân sách do Thủ trưởng cơ quan Tài chính đồng cấp (ngân sách cấp tỉnh, huyện), chủ tịch UBND xã (ngân sách cấp xã) làm Chủ tài khoản, hồ sơ đăng ký sử dụng tài khoản gồm:

- 03 bản Giấy đăng ký sử dụng tài khoản và mẫu dấu, mẫu chữ ký (Mẫu số 01a/MTK) trong trường hợp lần đầu tiên đăng ký, sử dụng tài khoản tại KBNN hoặc 03 bản Giấy đăng ký và sử dụng bổ sung tài khoản (Mẫu số 01b/MTK) trường hợp đăng ký, sử dụng bổ sung tài khoản nhưng không có thay đổi về hồ sơ pháp lý hoặc mẫu dấu, mẫu chữ ký, hoặc 03 bản Giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký (Mẫu số 02/MTK) đối với trường hợp có thay đổi về hồ sơ pháp lý hoặc mẫu dấu, mẫu chữ ký,  03 bản Bảng kê đăng ký sử dụng tài khoản chi tiết (Mẫu số 06a/MTK hoặc Mẫu số 06b/MTK - nếu có).

- 01 bản Quyết định bổ nhiệm chức vụ của Chủ tài khoản;

- 01 bản Văn bản giao nhiệm vụ cho cán bộ theo dõi tài khoản chi bằng Lệnh chi tiền, tài khoản ghi thu, ghi chi, tài khoản chi dự toán chi chuyển giao được ký chức danh “Kế toán trưởng” trên chứng từ kế toán giao dịch với KBNN.

* Các cá nhân

Trường hợp cá nhân được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu hoặc cho phép đăng ký sử dụng tài khoản tại KBNN, hồ sơ đăng ký và sử dụng tài khoản gồm:

- 01 bản Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;

- 03 bản Giấy đăng ký sử dụng tài khoản và mẫu dấu, mẫu chữ ký (Mẫu số 01a/MTK) trong trường hợp lần đầu tiên đăng ký, sử dụng tài khoản tại KBNN hoặc 03 bản Giấy đăng ký và sử dụng bổ sung tài khoản (Mẫu số 01b/MTK) trường hợp đăng ký, sử dụng bổ sung tài khoản nhưng không có thay đổi về hồ sơ pháp lý hoặc mẫu dấu, mẫu chữ ký, hoặc 03 bản Giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký (Mẫu số 02/MTK) đối với trường hợp có thay đổi về hồ sơ pháp lý hoặc mẫu dấu, mẫu chữ ký,  03 bản Bảng kê đăng ký sử dụng tài khoản chi tiết (Mẫu số 06a/MTK hoặc Mẫu số 06b/MTK - nếu có).

- 01 bản Giấy chứng nhận cấp mã số đơn vị giao dịch với KBNN do KBNN cấp.

* Các doanh nghiệp, tổ chức khác

- Đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước (bao gồm các doanh nghiệp có vốn nhà nước và các Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước 1 thành viên), hồ sơ đăng ký sử dụng tài khoản gồm:

+ 03 bản Giấy đăng ký sử dụng tài khoản và mẫu dấu, mẫu chữ ký (Mẫu số 01a/MTK) trong trường hợp lần đầu tiên đăng ký, sử dụng tài khoản tại KBNN hoặc 03 bản Giấy đăng ký và sử dụng bổ sung tài khoản (Mẫu số 01b/MTK) trường hợp đăng ký, sử dụng bổ sung tài khoản nhưng không có thay đổi về hồ sơ pháp lý hoặc mẫu dấu, mẫu chữ ký, hoặc 03 bản Giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký (Mẫu số 02/MTK) đối với trường hợp có thay đổi về hồ sơ pháp lý hoặc mẫu dấu, mẫu chữ ký,  03 bản Bảng kê đăng ký sử dụng tài khoản chi tiết (Mẫu số 06a/MTK hoặc Mẫu số 06b/MTK - nếu có).

+ 01 bản Quyết định thành lập doanh nghiệp;

+ 01 bản Quyết định bổ nhiệm chức vụ của Chủ tài khoản, Kế toán trưởng (hoặc người Phụ trách kế toán);

+ 01 bản Giấy chứng nhận đăng ký mã số ĐVQHNS (Mẫu số 06A-MSNS- BTC, 06B-MSNS-BTC ban hành kèm theo Quyết định số 90/2007/QĐ-BTC) hoặc Giấy chứng nhận cấp mã số đơn vị giao dịch với KBNN do KBNN cấp;

- Đối với doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ đăng ký sử dụng tài khoản gồm:

+ 03 bản Giấy đăng ký sử dụng tài khoản và mẫu dấu, mẫu chữ ký (Mẫu số 01a/MTK) trong trường hợp lần đầu tiên đăng ký, sử dụng tài khoản tại KBNN hoặc 03 bản Giấy đăng ký và sử dụng bổ sung tài khoản (Mẫu số 01b/MTK) trường hợp đăng ký, sử dụng bổ sung tài khoản nhưng không có thay đổi về hồ sơ pháp lý hoặc mẫu dấu, mẫu chữ ký, hoặc 03 bản Giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký (Mẫu số 02/MTK) đối với trường hợp có thay đổi về hồ sơ pháp lý hoặc mẫu dấu, mẫu chữ ký,  03 bản Bảng kê đăng ký sử dụng tài khoản chi tiết (Mẫu số 06a/MTK hoặc Mẫu số 06b/MTK - nếu có).

+ 01 bản Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận cấp mã số đơn vị giao dịch với KBNN do KBNN cấp;

+ 01 bản Quyết định bổ nhiệm chức vụ của Kế toán trưởng (Phụ trách kế toán) hoặc văn bản phân công cán bộ Phụ trách kế toán.

* Các đơn vị, tổ chức có thẩm quyền hoàn trả các khoản thu NSNN

Để KBNN có căn cứ kiểm soát mẫu dấu, mẫu chữ ký trên chứng từ (Lệnh hoàn trả các khoản thu NSNN) và thực hiện hoàn trả các khoản thu NSNN cho người được thụ hưởng, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền quyết định hoàn trả thu NSNN lập và gửi KBNN đồng cấp hồ sơ đăng ký sử dụng tài khoản tại KBNN, gồm:

- 03 bản Giấy đăng ký sử dụng tài khoản và mẫu dấu, mẫu chữ ký (Mẫu số 01a/MTK) trong trường hợp lần đầu tiên đăng ký, sử dụng tài khoản tại KBNN, hoặc 03 bản Giấy đăng ký và sử dụng bổ sung tài khoản (Mẫu số 01b/MTK) trường hợp đăng ký, sử dụng bổ sung tài khoản nhưng không có thay đổi về hồ sơ pháp lý hoặc mẫu dấu, mẫu chữ ký, hoặc 03 bản Giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký (Mẫu số 02/MTK) đối với trường hợp có thay đổi về hồ sơ pháp lý hoặc mẫu dấu, mẫu chữ ký,  03 bản Bảng kê đăng ký sử dụng tài khoản chi tiết (Mẫu số 06a/MTK hoặc Mẫu số 06b/MTK - nếu có).

- 01 bản Quyết định bổ nhiệm chức vụ của Chủ tài khoản.

Thời hạn giải quyết

02 ngày làm việc kể từ ngày KBNN nhận được hồ sơ đăng ký sử dụng tài khoản đầy đủ, hợp lệ của đơn vị, tổ chức, cá nhân

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Đơn vị, tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

KBNN cấp tỉnh hoặc Sở Giao dịch KBNN

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý cho đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Giấy đăng ký sử dụng tài khoản và mẫu dấu, mẫu chữ ký (Mẫu số 01a/MTK); (hoặc) Giấy đăng ký sử dụng bổ sung tài khoản (Mẫu số 01b/MTK); (hoặc) Giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký (Mẫu số 02/MTK) cùng Bảng kê đăng ký sử dụng tài khoản chi tiết (Mẫu số 06a/MTK hoặc Mẫu số 06b/MTK - nếu có)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

- Khi thay đổi về hồ sơ pháp lý, Chữ ký thứ nhất, chữ ký thứ hai hoặc mẫu dấu thì đơn vị phải lập giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký kèm theo các văn bản có liên quan để đăng ký lại với KBNN.

- Một số trường hợp đặc biệt không phải gửi quyết định thành lập, quyết định bổ nhiệm thủ trưởng đơn vị được quy định cụ thể tại Thông tư số 61/2014/TT-BTC.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 12/5/2014 hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước trong điều kiện áp dụng Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc

6. Thủ tục kiểm soát chi ngân sách nhà nước thường xuyên bằng dự toán qua Kho bạc Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục kiểm soát chi ngân sách nhà nước thường xuyên bằng dự toán qua Kho bạc Nhà nước

Trình tự thực hiện

Các đơn vị thuộc đối tượng mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; Khi thanh toán (hoặc tạm ứng) thì đơn vị gửi hồ sơ thanh toán cho Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương/Sở giao dịch Kho bạc Nhà nước; Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm soát thanh toán

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ (Là bản gốc hoặc bản chính), bao gồm:

- Hồ sơ gửi lần đầu

+ Dự toán chi ngân sách nhà nước;

+ Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;

+ Quyết định giao quyền tự chủ của cấp có thẩm quyền.

- Hồ sơ gửi khi tạm ứng (đối với các khoản chi được tạm ứng):

+ Giấy rút dự toán (tạm ứng)

+ Bảng kê chứng từ thanh toán (đối với các khoản chi nhỏ lẻ không có hợp đồng) hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ (đối với trường hợp khoản chi phải có hợp đồng).

+ Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, Quyết định chỉ định thầu, Quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh của cấp có thẩm quyền.

+ Hợp đồng mua bán, sửa chữa, xây dựng.

- Hồ sơ gửi khi thanh toán :

+ Giấy rút dự toán;

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (thanh toán tạm ứng);

+ Bảng kê chứng từ thanh toán có chữ ký của thủ trưởng, kế toán trưởng đơn vị sử dụng NSNN;

+ Tuỳ theo từng nội dung chi, khách hàng giao dịch gửi các hồ sơ, chứng từ liên quan đến khoản chi (ví dụ: chi thanh toán cá nhân, chi mua hàng hóa, dịch vụ, công tác phí, tổ chức các hội nghị, hội thảo...)

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

- Đối với các khoản tạm ứng: thời hạn xử lý trong 1 ngày làm việc

- Trường hợp thanh toán các khoản chi có hồ sơ đơn giản: thời hạn xử lý trong 1 ngày làm việc

- Trường hợp thanh toán khoản chi có hồ sơ phức tạp: Thời  hạn xử lý là ngày làm việc

- Trường hợp thanh toán tạm ứng: thời hạn xử lý tối đa là 03 ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý thanh toán

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Giấy rút dự toán ngân sách (mẫu C2-02/NS);

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước (mẫu C2-03/NS);

- Giấy nộp trả kinh phí (mẫu C2-05/NS);

Ban hành kèm theo Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

+ Đã có trong dự toán chi ngân sách nhà nước được giao;

+ Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;

+ Đã được cơ quan tài chính hoặc thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước hoặc người được uỷ quyền quyết định chi;

+ Có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách Nhà nước;

+ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

+ Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

+ Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2013 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.

+ Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

7. Thủ tục kiểm soảt chi từ tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục kiểm soảt chi từ tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước

Trình tự thực hiện

Các đơn vị thuộc đối tượng mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước; Khi thanh toán (hoặc tạm ứng) thì đơn vị gửi hồ sơ thanh toán cho Kho bạc Nhà nước tỉnh/Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước; Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm soát thanh toán

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ (Bản chính), bao gồm:

Tùy theo tính chất của từng khoản chi, từng loại tài khoản, tùy yêu cầu kiểm soát theo các quy định của pháp luật đối với các tài khoản tiền gửi (tài khoản tiền gửi đơn vị dự toán, tài khoản tiền gửi ban quản lý, tài khoản tạm thu tạm giữ, Tiền gửi khác của đơn vị sự nghiệp có thu, tiền gửi các quỹ, tài khoản tiền gửi khác...). Hồ sơ có thể bao gồm: Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi (Mẫu C4-09/KB) hoặc uỷ nhiệm chi chuyển khoản, chuyển tiền điện tử (Mẫu C4-02/KB); bảng kê chứng từ thanh toán (nếu có)

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

Ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp rút tiền mặt)

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Các tổ chức, đơn vị, cá nhân có mở tài khoản tiền gửi tại KBNN.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý thanh toán

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ C4-02/KB Ủy nhiệm chi chuyển khoản, chuyền tiền điện tử

+ C4-09/KB Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi

(Ban hành kèm theo Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ Tài chinh vv đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách Nhà nước;

+ Pháp lệnh phí, lệ phí;

+ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

+ Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).

+ Quyết định số 759/QĐ-BTC 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).

+ Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi Ngân sách nhà nước qua KBNN

8. Thủ tục nhận gửi và bảo quản các loại tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá trị tại Kho bạc Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục nhận gửi và bảo quản các loại tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá trị tại Kho bạc Nhà nước

Trình tự thực hiện

*/ Nhận tài sản không qua kiểm định:

- Khi khách hàng mang tài sản đến gửi tại trụ sở Kho bạc Nhà nước, cán bộ KBNN thực hiện kiểm tra niêm phong tài sản, đảm bảo niêm phong không bị mất, rách, biến dạng các yếu tố ghi trên niêm phong như: Tên cơ quan gửi; họ tên, chữ ký của người đóng gói niêm phong (người gửi); ngày, tháng, năm gửi. Đối chiếu các yếu tố trên niêm phong với biên bản thu giữ, xác định từng gói niêm phong khớp đúng với từng vụ việc. KBNN không nhận bảo quản tài sản của nhiều vụ việc trong một gói niêm phong.

- KBNN thực hiện lập Biên bản giao nhận.

- KBNN hướng dẫn, chứng kiến người gửi tự đóng gói, niêm phong tài sản gửi theo đúng quy định. Trong gói niêm phong phải có biên bản giao nhận kèm theo. Đối với tài sản do các cơ quan chức năng tạm giữ đang chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, sau khi người gửi tự đóng gói, niêm phong; Ban quản lý kho cho gói đó vào túi, niêm phong lại và ký tên trên niêm phong. Mỗi túi bảo quản chỉ đựng tài sản tạm giữ của một vụ việc kèm theo hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến tài sản. Không đựng tài  sản nhiều vụ việc trong một túi bảo quản.

*/ Nhận tài sản qua kiểm định:

- Khi khách hàng mang tài sản đến gửi, KBNN mời cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm định và đánh giá giá trị tài sản tại trụ sở KBNN có sự chứng kiến của người gửi tài sản và cán bộ KBNN. Việc lập biên bản kiểm định do cơ quan chức năng thực hiện có chữ ký chứng kiến của người gửi tài sản và cán bộ KBNN.

- Sau khi tài sản đã được kiểm định, KBNN hướng dẫn, chứng kiến người gửi tự đóng gói và niêm phong; Ban quản lý kho cho gói đó vào túi, niêm phong lại và ký tên trên niêm phong. Mỗi túi bảo quản chỉ đựng tài sản tạm giữ của một vụ việc kèm theo hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến tài sản. Không đựng tài  sản nhiều vụ việc trong một túi bảo quản.

- KBNN lập Biên bản giao nhận và  làm thủ tục ký Hợp đồng bảo quản tài sản

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan KBNN cấp tỉnh nơi gửi, nhận bảo quản tài sản

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Công văn đề nghị - Mẫu số 01(đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức); Giấy đề nghị gửi tài sản – Mẫu số 02 (đối với cá nhân)|.

+ Bảng kê chi tiết tài sản gửi – Mẫu số 03

+ Quyết định của cấp có thẩm quyền;

+ Biên bản kiểm định số lượng, chất lượng;

+ Biên bản thu giữ tang vật;

+ Hồ sơ, giấy tờ liên quan đến tài sản gửi (nếu có);

+ Biên bản giao nhận tài sản – Mẫu số 04a;

+ Hợp đồng bảo quản – Mẫu số 05.

* Số lượng hồ sơ:   (bộ)

+ Biên bản giao nhận tài sản (04 bộ);

+ Hợp đồng bảo quản (03 bộ)

+ Các hồ sơ khác: 02 bộ (bên giao: 01 bộ, bên nhận: 01 bộ)

* Tất cả hồ sơ nêu trên đều phải gửi bản chính cho KBNN nơi nhận tài sản

Thời hạn giải quyết

Tối đa 02 giờ làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước Tỉnh

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước Tỉnh

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý nhận gửi tài sản

Phí, lệ phí (nếu có)

+ Đối với tài sản quý hiếm: 0,05% (năm phần vạn)/giá trị tài sản/tháng, nhưng tối thiểu không dưới 100.000 đồng/túi (gói)/tháng; tối đa không quá 1.000.000 đồng/túi (gói)/tháng.

+ Đối với giấy tờ có giá: 0,04% (bốn phần vạn) mệnh giá ghi trên giấy tờ có giá/1 tháng nhưng tối thiểu không dưới 80.000đ/túi (gói)/tháng; tối đa không quá 500.000 đồng/túi (gói)/tháng.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Công văn xin gửi tài sản – Mẫu số 01;

+ Giấy đề nghị gửi tài sản – Mẫu số 02;

+ Bảng kê chi tiết tài sản gửi – Mẫu số 03;

+ Biên bản giao nhận tài sản – Mẫu số 04a,

+ Hợp đồng bảo quản tài sản – Mẫu số 05.

(Ban hành theo Thông tư số 122/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Thông tư số 122/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý đối với các loại tài sản quý hiếm và giấy tờ có giá do KBNN nhận gửi và bảo quản.

9. Thủ tục giao tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá do Kho bạc Nhà nước nhận gửi và bảo quản

Thủ tục

Thủ tục giao tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá do Kho bạc Nhà nước nhận gửi và bảo quản

Trình tự thực hiện

- Khi khách hàng đến nhận tài sản, KBNN kiểm soát các giấy tờ và làm thủ tục xuất trả, lập Biên bản giao nhận tài sản.

- Trước khi trả tài sản KBNN yêu cầu bên gửi kiểm tra lại tình trạng và niêm phong của túi bảo quản. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ về tình trạng niêm phong thì hai bên cùng nhau xác nhận và lập biên bản. Bên gửi có quyền mời cơ quan giám định trước khi tự tay mở túi bảo quản để kiểm tra tài sản bên trong trước sự chứng kiến của KBNN.

Trường hợp khi kiểm tra thấy túi, gói mất niêm phong hoặc không còn nguyên vẹn thì hai bên phải mời đại diện cơ quan pháp luật đến chứng kiến việc giám định và trao tài sản.

- Đối với các trường hợp ký Hợp đồng bảo quản tài sản, sau khi trả lại tài sản, bên giao, bên nhận phải làm thủ tục thanh lý hợp đồng theo đúng quy định. Trường hợp bên gửi xin lấy lại một phần tài sản đã gửi trong một hợp đồng thì KBNN phải làm thủ tục xuất trả toàn bộ số tài sản của hợp đồng đó cho bên gửi, sau đó làm thủ tục nhận lại số tài sản muốn gửi tiếp. Quy trình làm thủ tục nhận lại như quy trình làm thủ tục gửi lần đầu.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan KBNN cấp tỉnh nơi gửi, nhận bảo quản tài sản.

Thành phần, số lượng hồ sơ

*/ Hồ sơ giao tài sản:

- Quyết định xuất tài sản thuộc quỹ dự trữ tài chính của Thủ tướng Chính phủ hoặc Thủ trưởng cơ quan được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền (đối với Quỹ dự trữ tài chính Trung ương) hoặc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với Quỹ dự trữ tài chính địa phương).

- Quyết định xử lý (bán, chuyển giao hoặc hình thức xử lý khác) tài sản đã có quyết định tịch thu sung quỹ hoặc xác lập quyền sở hữu Nhà nước của cấp có thẩm quyền.

- Quyết định xử lý (tịch thu, trưng mua, mua lại, trả lại) tài sản của cơ quan có thẩm quyền đối với tài sản tạm giữ chờ xử lý.

- Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc chuyển giao quản lý, bảo quản đối với các loại tài sản khác Nhà nước giao cho KBNN quản lý.

*/ Các giấy tờ khác:

- Chứng minh nhân dân của người nhận tài sản.

- Công văn đề nghị (đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức) theo Mẫu số 06

- Giấy xác nhận quyền thừa kế theo quy định của pháp luật (đối với cá nhân nhận tài sản thừa kế).

- Giấy uỷ quyền (trong trường hợp uỷ quyền - trừ trường hợp đã được ủy quyền tại Công văn đề nghị, theo Mẫu số 06).

*/ Số lượng hồ sơ:  (bộ)

- Đối với biên bản giao nhận tài sản: 03 bộ

- Các hồ sơ khác : 02 bộ (bên giao: 01 bộ; bên nhận: 01 bộ)

* Tất cả hồ sơ nêu trên đều phải gửi bản chính cho KBNN nơi giao tài sản.

Thời hạn giải quyết

Tối đa 02 giờ làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Cơ quan, đơn vị, tổ chức; Cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước Tỉnh

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước Tỉnh

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý giao tài sản cho tổ chức hoặc cá nhân gửi

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Công văn đề nghị nhận tài sản – Mẫu số 06;

+ Biên bản giao nhận tài sản – Mẫu số 04b.

Ban hành theo Thông tư số 122/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Thông tư số 122/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý đối với các loại tài sản quý hiếm và giấy tờ có giá do KBNN nhận gửi và bảo quản.

10. Thủ tục nộp tiền vi phạm hành chính qua Kho bạc Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục nộp tiền vi phạm hành chính qua Kho bạc Nhà nước

 

Trình tự thực hiện

Cá nhân, tổ chức nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan chức năng; người vi phạm hành chính đến cơ quan Kho bạc Nhà nước nộp tiền theo quyết định xử phạt

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại KBNN cấp tỉnh

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Trường hợp nộp bằng tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền.

- Trường hợp nộp bằng chuyển khoản tại Kho bạc Nhà nước: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền và Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước (mẫu C1-02/NS), hoặc Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước bằng ngoại tệ (mẫu C1-03/NS), hoặc Bảng kê nộp thuế (mẫu 01/BKNT) - trường hợp đơn vị Kho bạc Nhà nước đã tham gia Hệ thống thông tin thu nộp thuế, hoặc Uỷ nhiệm chi (mẫu số C4-02/KB) - trường hợp nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

* Số lượng hồ sơ: 1 (bộ)

Thời hạn giải quyết

Trong ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức và cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước Tỉnh

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước Tỉnh

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Biên lai thu phạt, Giấy nộp tiền có xác  nhận

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước: Mẫu  C1- 02/NS; Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước bằng ngoại tệ: Mẫu C1- 03/NS ; Bảng kê nộp thuế: Mẫu 01/BKNT ; Uỷ nhiệm chi: Mẫu C4-02/KB ban hành kèm Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002

+ Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội:

+ Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội số 04/2008/PL-UBTVQH12 ngày 2/4/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính

+ Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội số 31/2007/PL-UBTVQH11 ngày 08/3/2007 sửa đổi một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính

+ Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02/7/2002 về việc xử lý vi phạm hành chính

+ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước

+ Nghị định số 67/2008/NĐ-CP ngày 29/5/2008 sửa đổi, bổ sung khoản 3 điều 42 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

+ Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

+ Nghị định số 124/2005/NĐ-CP ngày 6/10/2005 Quy định về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính

+ Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).

+ Thông tư số 47/2006/TT-BTC ngày 31/5/2006 hướng dẫn thi hành Nghị định 124/2005/NĐ-CP ngày 6/10/2005 của Chính phủ quy định về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp vi phạm hành chính

+ Thông tư số 89/2007/TT-BTC ngày 25/7/2007 hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa

+ Thông tư liên tịch số 100/2008/TTLT-BTC-BGTVT-BCA-BTP-NHNNVN ngày 6/11/2008 hướng dẫn thi hành Khoản 2 điều 47 Nghị định 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

11. Thủ tục thanh toán vốn Chương trình 5 triệu héc ta rừng

Thủ tục

Thủ tục thanh toán vốn Chương trình 5 triệu héc ta rừng

Trình tự thực hiện

Chủ đầu tư dự án thuộc chương trình 5 triệu héc ta rừng mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; Khi có khối lượng thanh toán (hoặc tạm ứng) thì chủ đầu tư gửi hồ sơ thanh toán (hoặc tạm ứng) cho Kho bạc Nhà nước địa phương cùng giấy đề nghị thanh toán; Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm soát thanh toán

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại KBNN cấp tỉnh

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ (ngoài hồ sơ mở tài khoản), bao gồm:

Hồ sơ gửi lần đầu:

- Quyết định đầu tư hoặc phê duyệt báo cáo kinh tế- kỹ thuật của cấp có thẩm quyền; các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có) hoặc kế hoạch trồng cây phân tán được Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; kế hoạch duy tu bảo dưỡng năm được Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt (bản chính hoặc bản sao y).

- Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế- kỹ thuật (bản chính hoặc bản sao y);

- Kế hoạch vốn năm do cấp có thẩm quyền giao hoặc kế hoạch vốn hỗ trợ đầu tư của Uỷ ban nhân dân tỉnh,

- Các văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu.

- Dự toán chi tiết của từng hạng mục (bản chính hoặc bản sao y).

- Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu hoặc với các hộ dân/nhóm hộ (bản chính hoặc bản sao y)

- Danh sách các hộ tham gia trồng rừng đã được Uỷ ban nhân dân huyện duyệt.

Hồ sơ tạm ứng vốn:

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;

- Giấy rút vốn đầu tư;

- Trường hợp trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng thì phải gửi: Bảo lãnh tiền tạm ứng.

Hồ sơ thanh toán:

- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng.

- Bảng kê tổng hợp kết quả giá trị khối lượng được nghiệm thu theo mẫu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn (riêng đối với chi phí khoán bảo vệ rừng)

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư

- Giấy rút vốn đầu tư

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có)

* Đối với trợ cấp gạo cho đồng bào thiểu số:

Hồ sơ tạm ứng vốn:

- Dự án cơ sở được cấp có thẩm quyền duyệt (bản chính hoặc sao y)

- Kế hoạch vốn hoặc dự toán kinh phí trợ cấp gạo được cấp có thẩm quyền giao (bản chính hoặc sao y)

- Danh sách các hộ gia đình đăng ký trợ cấp gạo được duyệt; danh sách hộ và số lượng gạo trợ cấp cho các hộ do chủ đầu tư lập (bản chính hoặc sao y).

- Quyết định lựa chọn nhà thầu cung cấp gạo hoặc văn bản giao nhiệm vụ mua, vận chuyển gạo (bản chính hoặc sao y)

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư

- Giấy rút vốn đầu tư

Hồ sơ thanh toán vốn:

- Danh sách hộ gia đình đã triển khai trồng rừng và nhận trợ cấp gạo có xác nhận, chữ ký của các hộ gia đình; chữ ký, dấu của chủ đầu tư; chữ ký, dấu xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã;

- Bảng kê chứng từ có liên quan đến việc mua, vận chuyển gạo.

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư

- Giấy rút vốn đầu tư

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

+ Đối với tạm ứng vốn: 2 ngày làm việc

+ Đối với thanh toán vốn từng lần: 2 ngày làm việc

+ Đối với thanh toán vốn lần cuối: 7 ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức và cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước Tỉnh

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước Tỉnh

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý thanh toán

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy rút vốn đầu tư theo mẫu C3-01/NS ; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư theo mẫu Mẫu số C3-02/NS; giấy nộp trả vốn đầu tư theo mẫu C3-03/NS kèm theo Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư phụ lục 05 ban hành tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002.

+ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004

+ Nghị quyết của Quốc Hội nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 2 về dự án trồng mới 5 triệu ha rừng

+ Nghị quyết số 73/2006/QH11 Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 10 về việc điều chỉnh chỉ tiêu, nhiệm vụ của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trong giai đoạn 2006 - 2010.

+ Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 5 năm 1998 của Chính phủ

+ Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng

+ Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/72004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.

+ Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên.

+ Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015

+ Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

+ Thông tư số 89/2008/TT-BTC ngày 15/10/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, thanh toán vốn ngân sách nhà nước cho dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng.

+ Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 3/4/2007 và Thông tư số 130/2007/TT-BTC ngày 2/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN.

+ Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BNN-BKH - BTC ngày 2/5/2008 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2007 – 2010.

+ Thông tư liên tịch số 52/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 14/4/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính về hướng dẫn trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở miền núi trồng rừng thay thế nương rẫy.

+ Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-BNN-KHĐT-TC ngày 23/6/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất.

+ Công văn số 424 /Kho bạc Nhà nước-KHTH ngày 19/3/2009 hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

+ Quyết định số 297/QĐ-Kho bạc Nhà nước ngày 18/5/2007 và Quyết định số 1539/QĐ-Kho bạc Nhà nước ngày 11/12/2007 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước hướng dẫn về quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.

12. Thủ tục thanh toán vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Thủ tục

Thủ tục thanh toán vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Trình tự thực hiện

Chủ đầu tư dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; Khi có khối lượng thanh toán thì chủ đầu tư gửi hồ sơ thanh toán (tạm ứng) đến Kho bạc Nhà nước địa phương cùng giấy đề nghị thanh toán; Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm soát thanh toán

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Sở Giao dịch KBNN

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ (ngoài hồ sơ mở tài khoản), bao gồm:

* Đối với vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư

Hồ sơ gửi lần đầu:

- Dự án đầu tư hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật (bản chính hoặc sao y);

- Quyết định đầu tư hoặc phê duyệt Báo cáo kinh tế- kỹ thuật của cấp có thẩm quyền (bản chính hoặc sao y);

- Các văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu.

- Dự toán chi tiết của từng hạng mục (bản chính hoặc sao y)

- Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu (bản chính hoặc sao y)

- Kế hoạch vốn năm do cấp có thẩm quyền giao

Hồ sơ tạm ứng vốn:

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.

- Giấy rút vốn đầu tư.

- Trường hợp trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng thì phải gửi: Bảo lãnh tiền tạm ứng.

Hồ sơ thanh toán:

- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng (bản chính hoặc sao y)

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.

- Giấy rút vốn đầu tư.

* Đối với chi thường xuyên:

- Dự toán được duyệt (bản chính hoặc sao y)

- Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng;

- Giấy nộp trả kinh phí (nếu có).

Đối với chi thanh toán cá nhân

- Bảng đăng ký biên chế, quỹ tiền lương, sinh hoạt phí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt;

- Bảng tăng giảm biên chế, quỹ tiền lương, sinh hoạt phí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt. Đối với thuê lao động là hợp đồng lao động với các nội dung ghi trong hợp đồng.

Đối với chi nghiệp vụ chuyên môn, khoản chi thường xuyên khác: Các hồ sơ chứng từ có liên quan như hợp đồng, hoá đơn, giấy thanh toán.

Đối với chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm việc, sữa chữa tài sản cố định:

- Dự toán chi tiết cho việc mua sắm sửa chữa được cơ quan cấp trên phê duyệt;

- Các văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu.

- Hợp đồng mua sắm (bản chính hoặc sao y).

- Phiếu báo giá với những trường hợp mua sắm nhỏ không có hợp đồng;

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

+ Đối với tạm ứng vốn: 2 ngày làm việc

+ Đối với thanh toán vốn từng lần: 2 ngày làm việc

+ Đối với thanh toán vốn lần cuối: 7 ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức và cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước Tỉnh hoặc Sở Giao dịch KBNN

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước Tỉnh hoặc Sở Giao dịch KBNN

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý thanh toán

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư phụ lục 05 ban hành tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính.

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư theo mẫu số C3-02/NS; giấy rút dự toán ngân sách theo mẫu C2-02/NS; giấy đề nghị thanh toán tạm ứng theo mẫu C2-03/NS; giấy nộp trả kinh phí theo mẫu C2-05/NS; giấy rút dự toán ngân sách bằng ngoại tệ theo mẫu C2-06/NS; giấy đề nghị thanh toán tạm ứng bằng ngoại tệ theo mẫu C2-08/NS; giấy rút vốn đầu tư theo mẫu C3-01/NS; giấy nộp trả vốn đầu tư theo mẫu C3-04/NS ban hành theo Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

+ Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách theo mẫu C2-10/NS ban hành kèm Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002

+ Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước

+ Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg về việc quản lý và điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành

+ Quyết định số 07/2008/QĐ-TTg ngày 10/1/2008 (chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo đến năm 2010).

+ Quyết định số 233/2006/QĐ-TTg ngày 18/10/2006 (Chương trình Quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đến năm 2010)

+ Quyết định số 147/2000/QĐ-TTG ngày 22/12/2000 (CT dân số)

+ Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 (CT xoá đói giảm nghèo)

+ Quyết định số 125/2007/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

+ Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2000 phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020

+ Quyết định số 170/2007/QĐ-TTg ngày  08/11/2007 về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình giai đoạn 2006 - 2010

+ Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/72004 về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.

+ Quyết định số 38/2000/QĐ-TTg ngày 24/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 531/TTg ngày 8/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ về quản lư các chương tŕnh mục tiêu quốc gia

+ Quyết định 30/2005/QĐ-BTC  ngày 26/5/2005 của Bộ Tài chính ban hành Chế độ mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước

+ Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).

+ Thông tư số 78/2000/TT-BTC về việc hướng dẫn kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo, ban quản lý chương trình mục tiêu quốc gia do Bộ Tài chính ban hành.

+ Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 3/4/2007 và Thông tư số 130/2007/TT-BTC ngày 2/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN

+ Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

+ Thông tư số 99/2007/TT-BTC ngày 10/8/2007 HD cơ chế tài chính thực hiện công tác định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Thông tư số 121 /2004/TT - BTC ngày 16/12/2004 HD công tác lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn NSNN thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Thông tư liên tịch số  92/2003/TTLT/BTC-LĐTBXH ngày 25/9/2003 HD quản lý tài chính đối với Dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục - Đào tạo

+ Thông tư liên tịch số 70/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 26/6/2007  hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đến năm 2010.

+ Thông tư liên tịch số 102/2007/TTLT/BTC-BLDTBXH ngày 20/8/2007 Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo

+ Thông tư liên tịch số 66/2003/TTLT/BTC-NN&PTNT ngày 3/7/2003 hướng dẫn quản lý, cấp phát và quyết toán kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

+ Công văn 13116/BTC-TCĐN ngày 28/9/2007 huong dan CTMT-Nuoc sach (vốn viện trợ Chính phủ Phần Lan)

+ Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.

+ Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

13. Thủ tục thanh toán vốn Chương trình 135 giai đoạn II

Thủ tục

Thủ tục thanh toán vốn Chương trình 135 giai đoạn II

Trình tự thực hiện

Chủ đầu tư dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; Khi có khối lượng thanh toán thì chủ đầu tư gửi hồ sơ thanh toán (tạm ứng) cho Kho bạc Nhà nước tỉnh nơi mở tài khoản thanh toán (tạm ứng) cùng giấy đề nghị thanh toán; Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện việc kiểm soát thanh toán vốn cho dự án

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ (ngoài hồ sơ mở tài khoản), bao gồm:

Hồ sơ gửi lần đầu:

- Dự án đầu tư hoặc Báo cáo kinh tế- kỹ thuật (bản chính hoặc sao y);

- Quyết định đầu tư hoặc phê duyệt Báo cáo kinh tế- kỹ thuật của cấp có thẩm quyền (bản chính hoặc sao y);

- Các văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu

- Dự toán chi tiết của từng hạng mục (bản chính hoặc sao y)

- Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu (bản chính hoặc sao y)

- Kế hoạch vốn năm do cấp có thẩm quyền giao

Hồ sơ tạm ứng vốn:

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.

- Giấy rút vốn đầu tư.

- Trường hợp trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng thì phải gửi: Bảo lãnh tiền tạm ứng.

Hồ sơ thanh toán:

- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng (bản chính hoặc sao y)

 - Trường hợp thanh toán khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng: chủ đầu tư gửi bảng xác định giá trị khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng.

- Trường hợp thanh toán các khoản mua hàng hóa, nguyên vật liệu do chủ đầu tư mua trực tiếp của người dân mà không có hóa đơn bán hàng, thì chủ đầu tư căn cứ vào giấy biên nhận mua bán có xác nhận của trưởng thôn nơi bán để lập bảng kê thanh toán. Bảng kê thanh toán gửi KBNN phải có dấu xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã nơi mua hàng.

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.

- Giấy rút vốn đầu tư.

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có)

* Riêng các khoản chi đặc thù:

1. Chi đền bù giải phóng mặt bằng:

+ Hồ sơ tạm ứng: dự toán chi tiết

+ Hồ sơ thanh toán: biên bản xác nhận khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng đã thực hiện; bản danh sách ký nhận tiền của các hộ.

2. Thanh toán chi phí Ban QLDA hoặc kinh phí hoạt động ban chỉ đạo chương trình 135 tại tỉnh, huyện:

Chủ đầu tư được mở tài khoản tiền gửi chi phí quản lý dự án để nhận và sử dụng kinh phí quản lý (trường hợp quản lý nhiều dự án, công trình), hoặc thanh toán trực tiếp từ tài khoản thanh toán vốn của dự án, công trình.

+ Hồ sơ tạm ứng: dự toán chi phí Ban QLDA (nếu lập thành dự toán riêng)

+ Hồ sơ thanh toán: bảng kê chứng từ (hoặc bảng kê thanh toán trong trường hợp chi mua sắm nhỏ lẻ, không có điều kiện lập chứng từ); uỷ nhiệm chi từ tài khoản tiền gửi, hoặc giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi, séc lĩnh tiền mặt (nếu chi từ tài khoản tiền gửi)

3. Duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng:

+ Hồ sơ tạm ứng (nếu có): Dự toán chi tiết cho công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình hạ tầng tại xã

+ Hồ sơ thanh toán gồm hợp đồng giữa UBND xã  với các tổ, đội thi công, nhóm hộ, bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành, có xác nhận của trưởng thôn, hoặc đại diện Ban giám sát xã.

4. Hỗ trợ học sinh con hộ nghèo:

+ Hồ sơ tạm ứng: dự toán kinh phí hỗ trợ học sinh được cấp có thẩm quyền giao cho đơn vị mình, giấy rút dự toán, danh sách học sinh thuộc diện được hỗ trợ có xác nhận của UBND xã

+ Hồ sơ thanh toán tạm ứng: trường (hoặc xã) lập và gửi Kho bạc Nhà nước danh sách học sinh được nhận tiền, có xác nhận của Ban giám hiệu nhà trường và đại diện hội phụ huynh học sinh; trường hợp hỗ trợ bằng hiện vật (dụng cụ học tập, hỗ trợ suất ăn cho học sinh) thì có xác nhận của Ban giám hiệu nhà trường và đại diện hội phụ huynh học sinh về tổng giá trị hiện vật đã hỗ trợ.

5. Hỗ trợ hộ nghèo cải thiện vệ sinh môi trường

+ Hồ sơ tạm ứng: dự toán chi tiết; hợp đồng với đơn vị nhận thầu thi công hoặc người cung ứng hàng hóa

+ Hồ sơ thanh toán: giấy biên nhận mua hàng với các hộ, cá nhân, có xác nhận của trưởng thôn, bản nơi bán, lập bảng kê thanh toán; Bản danh sách các hộ nhận hỗ trợ ký nhận vật tư, có xác nhận của trưởng thôn (hoặc đại diện Ban giám sát xã) và xác nhận của UBND xã nơi có công trình hoặc hợp đồng và bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành, có ký nhận của các hộ dân và xác nhận của trưởng thôn, Ban giám sát xã và UBND xã.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

+ Đối với tạm ứng vốn: 2 ngày làm việc

+ Đối với thanh toán vốn từng lần: 2 ngày làm việc

+ Đối với thanh toán vốn lần cuối: 7 ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức và cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước Tỉnh

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước Tỉnh

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý thanh toán

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư phụ lục 05 ban hành tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính

+ Giấy rút vốn đầu tư theo mẫu C3-01/NS ; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư theo mẫu số C3-02/NS; giấy nộp trả vốn đầu tư theo mẫu C3-04/NS kèm theo Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002

+ Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước

+ Nghị quyết số 10/2005/NQ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 8/2005

+ Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg  ngày 10/01/2006  về Phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010.

+ Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc chương trình 135 giai đoạn II.

+ Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).

+ Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

+ Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 16/9/2008 của Liên Bộ hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II.

+ Công văn số 319/KBNN-KHTH ngày 4/3/2009 về việc hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn chương trình 135 giai đoạn II.

+ Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.

+ Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

14. Thủ tục kiểm soát chi thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP

Thủ tục

Thủ tục kiểm soát chi thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP

Trình tự thực hiện

Đơn vị thực hiện tự chủ mở tài khoản dự toán và tài khoản tiền gửi tại cơ quan Kho bạc Nhà nước; Khi có nhu cầu tạm ứng, thanh toán thì đơn vị gửi hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi cho Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch; Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm soát, thanh toán

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Sở Giao dịch KBNN

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ gửi lần đầu:

- Quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính (bản chính hoặc bản sao);

- Dự toán chi ngân sách nhà nước (bản chính);

- Quy chế chi tiêu nội bộ (bản chính);

Hồ sơ gửi khi tạm ứng (đối với các khoản chi được tạm ứng):

- Giấy rút dự toán (tạm ứng)

-  Hồ sơ, chứng từ liên quan đối với từng khoản chi.

Hồ sơ gửi khi thanh toán tạm ứng:

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng;

- Hồ sơ, chứng từ liên quan đối với từng khoản chi như trường hợp thanh toán trực tiếp.

Hồ sơ gửi khi thanh toán trực tiếp:

- Giấy rút dự toán (đối với chi từ tài khoản dự toán), uỷ nhiệm chi/giấy rút tiền mặt (đối với chi từ tài khoản tiền gửi);

- Hồ sơ, chứng từ liên quan đối với từng khoản chi:

+ Đối với các khoản chi thanh toán cá nhân: chi lương và phụ cấp lương  là  danh sách cán bộ, viên chức trong chỉ tiêu biên chế và hợp đồng trên một năm hưởng lương, phụ cấp (gửi một lần vào trước ngày 15 tháng 01 hàng năm); bảng tăng giảm biên chế, quỹ tiền lương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt gửi khi có phát sinh (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên là Quyết định của thủ trưởng đơn vị; đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên và đơn vị sự nghiệp do ngân sách đảm bảo kinh phí hoạt động là Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). Đối với các khoản chi lao động thuê ngoài như các khoản  tiền lương, tiền công, tiền nhuận bút là hợp đồng lao động của đơn vị với người lao động.

+ Đối với những khoản chi nghiệp vụ chuyên môn : hồ sơ, chứng từ liên quan đến từng khoản chi.

+ Đối với việc mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện, vật tư: văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu, hợp đồng mua bán hàng hoá dịch vụ, hoá đơn bán hàng, biên bản nghiệm thu

+ Đối với các khoản chi thường xuyên khác:  bảng kê chứng từ thanh toán có chữ ký của thủ trưởng, kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền; các hồ sơ, chứng từ khác có liên quan.             

+ Đối với các khoản chi phục vụ thu phí, lệ phí : hồ sơ, chứng từ liên quan đến từng khoản chi.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

Không quá 2 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Sở Giao dịch KBNN.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Sở Giao dịch KBNN

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý thanh toán

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước theo mẫu C2-02/NS; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng theo mẫu C2-03/NS; Giấy rút dự toán bằng ngoại tệ theo mẫu C2-06/NS; giấy đề nghị thanh toán tạm ứng bằng ngoại tệ theo mẫu C2-08/NS; Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi theo mẫu C4-09/KB kèm theo Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

+ Ủy nhiệm thu theo mẫu C4-01/KB ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002

+ Nghị định số 43/2006/NĐ- CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập

+ Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 6/9/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ,  tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính

+ Thông tư số 153/2007/TT-BTC ngày 17/12/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi một số điểm của Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiệnnhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính

+ Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ

+ Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 71/2006/TT-BTC

+ Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

+ Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).

15. Thủ tục Kiểm soát chi thường xuyên đối với các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP

Thủ tục

Thủ tục Kiểm soát chi thường xuyên đối với các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP

Trình tự thực hiện

Đơn vị thực hiện tự chủ mở tài khoản dự toán và tài khoản tiền gửi tại cơ quan Kho bạc Nhà nước; Khi có nhu cầu tạm ứng, thanh toán thì đơn vị gửi hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi cho Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch; Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm soát, thanh toán

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Sở Giao dịch KBNN

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

Hồ sơ gửi vào đầu năm ngân sách:

- Dự toán chi ngân sách nhà nước (bản chính);

- Quy chế chi tiêu nội bộ và Quy chế quản lý sử dụng tài sản công (gửi vào năm đầu thực hiện chế độ tự chủ và gửi khi có bổ sung, sửa đổi) (bản chính);

Hồ sơ gửi khi tạm ứng (đối với các khoản chi được tạm ứng):

- Giấy rút dự toán (tạm ứng);

- Hồ sơ chứng từ liên quan đối với từng khoản chi.

Hồ sơ gửi khi thanh toán tạm ứng:

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng;

- Hồ sơ, chứng từ liên quan đối với từng khoản chi như trường hợp thanh toán trực tiếp.

Hồ sơ gửi khi thanh toán trực tiếp:

- Giấy rút dự toán (đối với chi từ tài khoản dự toán), Uỷ nhiệm chi/ giấy rút tiền mặt (đối với chi từ tài khoản tiền gửi);

- Hồ sơ, chứng từ liên quan đối với từng khoản chi, cụ thể:

+ Đối với các khoản chi thanh toán cá nhân: chi lương và phụ cấp lương  là danh sách những người hưởng lương (gửi lần đầu vào đầu năm), bảng tăng giảm biên chế, quỹ tiền lương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (gửi theo từng lần thanh toán nếu có phát sinh). Đối với các khoản chi lao động thuê ngoài như các khoản  tiền lương, tiền công, tiền nhuận bút là hợp đồng lao động của đơn vị với người lao động.

+ Đối với những khoản chi nghiệp vụ chuyên môn là hồ sơ, chứng từ liên quan đến từng khoản chi.

+ Đối với việc mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện, vật tư là văn bản lựa chọn nhà thầu theo Luật đấu thầu, hợp đồng mua bán hàng hoá dịch vụ, hoá đơn bán hàng và các hồ sơ, chứng từ khác có liên quan.         

+ Đối với các khoản chi thường xuyên khác là bảng kê chứng từ thanh toán có chữ ký của thủ trưởng, kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền; các hồ sơ, chứng từ khác có liên quan. 

+ Đối với các khoản chi phục vụ thu phí, lệ phí là hồ sơ liên quan đến từng khoản chi.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

Không quá 2 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Sở Giao dịch KBNN.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Sở Giao dịch KBNN

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý thanh toán

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước theo mẫu C2-02/NS; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng theo mẫu C2-03/NS; Giấy rút dự toán bằng ngoại tệ theo mẫu C2-06/NS; giấy đề nghị thanh toán tạm ứng bằng ngoại tệ theo mẫu C2-08/NS; Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi theo mẫu C4-09/KB kèm theo Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

+ Ủy nhiệm thu theo mẫu C4-01/KB ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002

+ Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước

+ Thông tư số 18/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 13/3/2006Hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng  biên chế và kinh phí quản lý hành chính

+ Thông tư số 84/2007/TT-BTC ngày 17/7/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi một số điểm của Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế dộ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính

+ Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006Hướng  dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005  của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước

+ Thông tư số liên tịch số 71/2007/TTLT-BTC-BNV ngày 26/6/2007 hướng dẫn sửa đổi Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước

+ Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).

+ Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

16. Thủ tục nộp thuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục nộp thuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Trình tự thực hiện

+ Bước 1: Người nộp mang thông báo thu của cơ quan có thẩm quyền đến Kho bạc Nhà nước được ghi trong thông báo thu (hoặc Kho bạc Nhà nước, ngân hàng nơi người nộp mở tài khoản) để thực hiện nộp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản tạm thu, tạm giữ của cơ quan thu hoặc vào ngân sách nhà nước.

+ Bước 2: Kho bạc nhà nước hạch toán và trả lại 01 liên Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (mẫu C1-02/NS), hoặc Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ (mẫu C1-03/NS), hoặc Bảng kê nộp thuế (mẫu 01/BKNT) trong trường hợp Kho bạc Nhà nước đã tham gia Hệ thống thông tin thu nộp thuế

Cách thức thực hiện

Nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh (hoặc cấp huyện)

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ:

- Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (mẫu C1-02/NS), hoặc Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ (mẫu C1-03/NS), hoặc Bảng kê nộp thuế (mẫu 01/BKNT) trong trường hợp Kho bạc Nhà nước đã tham gia Hệ thống thông tin thu nộp thuế.

- Thông báo thu của cơ quan có thẩm quyền.

* Số lượng hồ sơ: 01

Thời hạn giải quyết

Trong ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

+ Cơ quan phối hợp (nếu có): cơ quan Thuế, Hải quan, ngân hàng

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Giấy nộp tiền có xác nhận

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước: Mẫu  C1- 02/NS; Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước bằng ngoại tệ: Mẫu C1- 03/NS ; Uỷ nhiệm chi: Mẫu C4-02/KB ban hành kèm Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

+ Bảng kê nộp thuế: Mẫu 01/BKNT ban hành theo Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy trình tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa Kho bạc Nhà nước - Tổng cục Thuế - Tổng cục Hải quan và các ngân hàng thương mại.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002

- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước

- Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

- Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy trình tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa Kho bạc Nhà nước - Tổng cục Thuế - Tổng cục Hải quan và các ngân hàng thương mại.

- Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

17. Thủ tục hoàn thuế, các khoản đã thu bằng tiền mặt qua cơ quan Kho bạc Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục hoàn thuế, các khoản đã thu bằng tiền mặt qua cơ quan Kho bạc Nhà nước

Trình tự thực hiện

Cá nhân, tổ chức sau khi nộp hồ sơ hoàn thuế tại cơ quan thu, cơ quan thu đối chiếu, lập lệnh hoàn trả các khoản đã thu. Căn cứ vào Lệnh hoàn trả khoản thu, Kho bạc Nhà nước thực hiện hoàn trả theo quy định

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN (mẫu C1-04/NS)

 Riêng đối với trường hợp hoàn trả các khoản thu không do cơ quan Thuế, Hải quan quản lý, thì người được hoàn trả còn phải bổ sung thêm: Chứng từ nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước (bản sao) cùng bản chính (để đối chiếu).

- Chứng minh thư nhân dân của người nhận tiền hoàn trả.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

Trong ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý hoặc không đồng ý thanh toán

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002

+ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006

+ Luật thuế xuất nhập khẩu số 45/2005/QH11

+ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008

+ Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 3/6/2008

+ Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007

+ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước

+ Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân

+ Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế

+ Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 8/12/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành thuế xuất nhập khẩu

+ Nghị định số 123/2008/NĐ-CP  ngày 08  tháng  12  năm 2008 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng

18. Thủ tục quy trình phát hành trái phiếu bằng chuyển khoản

Thủ tục

Thủ tục quy trình phát hành trái phiếu bằng chuyển khoản

Trình tự thực hiện

+ Khi khách hàng đến yêu cầu phát hành, cán bộ giao dịch tìm giấy báo có trên máy tính và làm các thủ tục phát hành cần thiết.

+ Cán bộ giao dịch in phiếu phát hành và yêu cầu khách hàng ký tên vào cuống trái phiếu và phiếu phát hành, cắt rời phần thân và cuống; giao phần thân trái phiếu cho khách hàng

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

Thành phần, số lượng hồ sơ

+ CMND của khách hàng

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

Ngay khi có khách hàng đến yêu cầu và hoàn thành hồ sơ về việc phát hành

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Phát hành tờ trái phiếu

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

+ Quyết định số 61/2002/QĐ-BTC ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Quyết định số 1049/QĐ-KBNN ngày 14/12/2006  của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành “Quy trình quản lý phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

19. Thủ tục Quy trình phát hành trái phiếu bằng tiền mặt

Thủ tục

Thủ tục Quy trình phát hành trái phiếu bằng tiền mặt

Trình tự thực hiện

+ Khách hàng xuất trình Giấy chứng minh nhân dân (CMND) và đề nghị tổng số tiền cùng các loại mệnh giá cần mua (trường hợp mua trái phiếu không ghi tên thì không cần xuất trình CMND)

+ Cán bộ giao dịch nhận tiền và thực hiện thủ tục phát hành, in phiếu phát hành và yêu cầu khách hàng ký mẫu vào cuống trái phiếu (đối với loại có ghi tên) và phiếu phát hành.

+ Cán bộ giao dịch giao phần thân trái phiếu và trả CMND cho khách hàng.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

Thành phần, số lượng hồ sơ

+ CMND của khách hàng (đối với trái phiếu ghi tên)

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

Ngay khi có yêu cầu của khách hàng

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Phát hành tờ trái phiếu

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

+Quyết định số 61/2002/QĐ-BTC ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Quyết định số 1049/QĐ-KBNN ngày 14/12/2006  của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành “Quy trình quản lý phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

20. Thủ tục thanh toán trái phiếu có ghi tên (cả ngoại tệ và nội tệ)

Thủ tục

Thủ tục thanh toán trái phiếu có ghi tên (cả ngoại tệ và nội tệ)

Trình tự thực hiện

* Thanh toán bằng tiền mặt: Khách hàng viết phiếu đề nghị thanh toán. Chuyển phiếu đề nghị thanh toán, trái phiếu cùng các giấy tờ liên quan (nếu có) cho cán bộ giao dịch. Cán bộ giao dịch kiểm tra trái phiếu và làm các thủ tục thanh toán (khi đủ điều kiện), in phiếu thanh toán và yêu cầu khách hàng ký nhận lên phiếu thanh toán, trả tiền và CMND cho khách hàng.

* Thanh toán bằng chuyển khoản: Khách hàng viết phiếu đề nghị thanh toán ghi rõ thanh toán bằng chuyển khoản, đơn vị, cá nhân nhận tiền; số hiệu tài khoản; nơi mở tài khoản Chuyển phiếu đề nghị thanh toán, CMND, các giấy tờ liên quan (nếu có) cho cán bộ giao dịch. Cán bộ giao dịch kiểm tra trái phiếu và làm các thủ tục thanh toán (khi đủ điều kiện), in 02 phiếu thanh toán và yêu cầu khách hàng ký nhận lên phiếu thanh toán, trả CMND và một liên phiếu thanh toán cho khách hàng.

* Thanh toán trái phiếu ghi tên mệnh giá nhỏ

Khách hàng thanh toán các tờ trái phiếu loại ghi tên, mệnh giá từ 500.000 đồng trở xuống (bao gồm cả loại 500.000 đồng), chưa làm thủ tục chuyển nhượng (mua bán, tặng, cho) hoặc ủy nhiệm thanh toán, khách hàng xuất trình CMND, sau khi đối chiếu các thông tin trên tờ trái phiếu với hồ sơ gốc:

+ Trường hợp tổng mệnh giá trái phiếu thanh toán của khách hàng từ 1.000.000 đồng trở xuống, đề nghị khách hàng điền các yếu tố và ký vào giấy cam đoan và thanh toán cho khách hàng.

+ Trường hợp tổng mệnh giá trái phiếu thanh toán của khách hàng trên 1.000.000 đồng, khách hàng phải làm đơn đề nghị thanh toán trái phiếu Chính phủ có xác nhận nơi cư trú của UBND cấp xã gửi KBNN, sau đó thanh toán cho khách hàng.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thanh toán trái phiếu có ghi tên (tiền mặt, chuyển khoản): phiếu đề nghị thanh toán, CMND của người có tên trên tờ trái phiếu và một trong những giấy tờ dưới đây (tuy từng trường hợp cụ thể):

+ Giấy uỷ nhiệm thanh toán trong trường hợp thanh toán hộ

+ Giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị trong trường hợp cơ quan, đơn vị cử người đại diện đến KBNN thanh toán trái phiếu

+ Giấy giải chấp của tổ chức nhận cầm cố trái phiếu, trong trường hợp trái phiếu được dùng cầm cố.

+ Các giấy tờ liên quan đến thừa kế trái phiếu trong trường hợp thừa kế.

+ Đề nghị thanh toán trái phiếu có ghi tên trong trường hợp bị mất hoặc tờ trái phiếu bị biến dạng, không còn giữ được hình dạng, nội dung ban đầu.

* Thanh toán trái phiếu có ghi tên mệnh giá nhỏ: CMND và một trong những giấy tờ dưới đây (tùy từng trường hợp cụ thể):

+ Giấy cam đoan.

+ Đơn đề nghị thanh toán trái phiếu Chính phủ có xác nhận nơi cư trú của UBND cấp xã.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

Ngay khi có khách hàng đến yêu cầu về việc thanh toán

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Thanh toán tờ trái phiếu.

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy cam đoan quy định tại Công văn số 2297/KBNN-HĐV ngày 18/11/2008 của Tổng giám đốc KBNN về việc thanh toán trái phiếu loại ghi tên, mệnh giá nhỏ.

+ Phiếu đề nghị thanh toán trái phiếu (mẫu 02 đính kèm) quy định tại Công văn số 548 /KBNN-HĐV ngày 10/4/2009 của Kho bạc Nhà nước về việc hướng dẫn thanh toán trái phiếu Chính phủ năm 2004.

+ Phiếu thanh toán trái phiếu ngoại tệ (mẫu 01 đính kèm) quy định tại Công văn số  549 /KBNN-HĐV ngày 10/4/2009 của Kho bạc Nhà nước về việc hướng dẫn thanh toán trái phiếu ngoại tệ năm 2004

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

+ Trái phiếu là thật, do KBNN phát hành.

+ Trái phiếu không bị tẩy xóa, sửa chữa chữ và số.

+ Trái phiếu còn nguyên vẹn. Nếu bị mất một phần hoặc biến dạng không còn giữ được hình dạng, nội dung ban đầu, KBNN có thể giải quyết thanh toán nhưng phải đảm bảo đủ các điều kiện tương tự như trái phiếu có ghi tên báo mất.

+ Trái phiếu đến hạn thanh toán (gốc, lãi) hoặc thanh toán trước hạn theo đúng quy định của KBNN.

+ Các yếu tố trên tờ trái phiếu (tên người mua, địa chỉ, số CMND, ngày mua, số tiền mua, chữ ký mẫu) khớp đúng với thông tin lưu tại Kho bạc Nhà nước.

+ Trường hợp đã được bán, tặng cho, để lại, thừa kế hoặc ủy nhiệm thanh toán phải có đủ các giấy tờ hợp lệ theo quy định.

+ Trái phiếu chưa được thanh toán tại bất kỳ đơn vị KBNN nào trên phạm vi cả nước.

+ Trái phiếu không ở tình trạng phong tỏa, không bị cơ quan công an theo dõi điều tra.

+ Đề nghị thanh toán trái phiếu Chính phủ có xác nhận nơi cư trú của UBND cấp xã.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

+ Quyết định số 61/2002/QĐ-BTC ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Thông tư số 32/2004/TT-BTC ngày 12/4/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phát hành trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Quyết định số 1049/QĐ-KBNN ngày 14/12/2006  của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành “Quy trình quản lý phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Công văn số 2297/KBNN-HĐV ngày 18/11/2008 của Tổng giám đốc KBNN về việc thanh toán trái phiếu loại ghi tên, mệnh giá nhỏ.

+ Công văn số  549 /KBNN-HĐV ngày 10/4/2009 của Kho bạc Nhà nước

+ Công văn số  548 /KBNN-HĐV ngày 10/4/2009 của Kho bạc Nhà nước

21. Thủ tục thanh toán trái phiếu không ghi tên (cả ngoại tệ và nội tệ)

Thủ tục

Thủ tục thanh toán trái phiếu không ghi tên (cả ngoại tệ và nội tệ)

Trình tự thực hiện

+ Thanh toán bằng tiền mặt

Khách hàng viết phiếu đề nghị thanh toán, chuyển phiếu đề nghị thanh toán cùng tờ trái phiếu cho cán bộ giao dịch. Cán bộ giao dịch kiểm tra hiệu lực thanh toán qua chương trình quản lý trái phiếu và kiểm tra tính thật giả của tờ trái phiếu sau đó in phiếu thanh toán và yêu cầu khách hàng ký nhận lên phiếu thanh toán, trả tiền và CMND cho khách hàng.

+ Thanh toán bằng chuyển khoản

Khách hàng viết phiếu đề nghị thanh toán ghi rõ thanh toán bằng chuyển khoản, đơn vị, cá nhân nhận tiền; số hiệu tài khoản; nơi mở tài khoản. Chuyển phiếu đề nghị thanh toán cho cán bộ giao dịch. Bằng nghiệp vụ cán bộ giao dịch kiểm tra tờ trái phiếu, nếu đủ điều kiện thì in 02 phiếu thanh toán và yêu cầu khách hàng ký nhận lên phiếu thanh toán, trả 01 liên phiếu thanh toán, CMND cho khách hàng

Cách thức thực hiện

+ Đối với trái phiếu phát hành bằng ngoại tệ, thanh toán trực tiếp tại trụ sở  Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu

+ Đối với trái phiếu phát hành bằng đồng Việt Nam, thanh toán tại tất cả các đơn vị Kho bạc Nhà nước trên toàn quốc

Thành phần, số lượng hồ sơ

+ Phiếu đề nghị thanh toán

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

Ngay khi có khách hàng đến yêu cầu về việc thanh toán

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Thanh toán tờ trái phiếu.

Phí, lệ phí (nếu có)

Phí chuyển tiền gốc, lãi trái phiếu vào tài khoản theo yêu cầu của chủ sở hữu trái phiếu do chủ sở hữu trả bằng mức phí thanh toán qua ngân hàng quy định tại Thông tư số 32/2004/TT-BTC ngày 12/4/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phát hành trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Phiếu đề nghị thanh toán trái phiếu (mẫu số 02 đính kèm) quy định tại Công văn số 548 /KBNN-HĐV ngày 10/4/2009 của Kho bạc Nhà nước về việc hướng dẫn thanh toán trái phiếu Chính phủ năm 2004.

+ Phiếu thanh toán trái phiếu ngoại tệ (mẫu số 01 đính kèm) quy định tại Công văn số  549 /KBNN-HĐV ngày 10/4/2009 của Kho bạc Nhà nước về việchướng dẫn thanh toán trái phiếu ngoại tệ năm 2004

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

+ Trái phiếu là thật, do KBNN phát hành.

+ Trái phiếu không bị tẩy xóa, sửa chữa chữ và số.

+ Trái phiếu còn nguyên vẹn, nếu bị rách hoặc biến dạng phải giữ được hình dạng và nội dung ban đầu.

+ Trái phiếu đến hạn thanh toán (gốc, lãi) hoặc thanh toán trước hạn theo đúng quy định của KBNN.

+ Trái phiếu chưa được thanh toán tại bất kỳ đơn vị Kho bạc Nhà nước nào trên phạm vi cả nước.

+ Trái phiếu không ở tình trạng phong tỏa, không bị cơ quan công an theo dõi điều tra

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

+ Quyết định số 61/2002/QĐ-BTC ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Quyết định số 1049/QĐ-KBNN ngày 14/12/2006  của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành “Quy trình quản lý phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Công văn số 548 /KBNN-HĐV ngày 10/4/2009 của Kho bạc Nhà nước

+ Công văn số  549 /KBNN-HĐV ngày 10/4/2009 của Kho bạc Nhà nước

22. Thủ tục Chuyển nhượng trái phiếu ghi danh (mua bán, tặng cho, để lại thừa kế)

Thủ tục

Thủ tục Chuyển nhượng trái phiếu ghi danh (mua bán, tặng cho, để lại thừa kế)

Trình tự thực hiện

* Trường hợp mua bán lại trái phiếu:

Người mua và người bán phải cùng đến Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu để làm thủ tục chuyển nhượng, khi có đề nghị chuyển nhượng, bằng biện pháp nghiệp vụ cán bộ giao dịch sẽ kiểm tra tờ trái phiếu nếu hợp lệ thì làm thủ tục chuyển nhượng cho khách hàng, in giấy chuyển quyền sở hữu trái phiếu, người chuyển quyền sở hữu và người nhận quyền sở hữu phải ký tên lên phần quy định của tờ trái phiếu và giấy chuyển quyền sở hữu, sau khi cán bộ giao dịch ký tên lên phần quy định của tờ trái phiếu và giấy chuyển quyền sở hữu, giao tờ trái phiếu và giấy chuyển quyền sở hữu trái phiếu cho người nhận quyền sở hữu trái phiếu. Kể từ lần chuyển nhượng thứ ba trở đi, cán bộ giao dịch in giấy chuyển quyền sở hữu trái phiếu, yêu cầu người chuyển quyền sở hữu và người nhận quyền sở hữu ký tên lên phần quy định trên giấy chuyển quyền sở hữu trái phiếu sau đó lập giấy chứng nhận quyền sở hữu trái phiếu trình người có thẩm quyền ký và giao tờ trái phiếu cùng giấy chuyển quyền sở hữu trái phiếu và  giấy chứng nhận quyền sở hữu trái phiếu cho người được chuyển nhượng quyền sở hữu.

Trường hợp bàn bán trái phiếu ở xa trụ sở Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu, cán bộ giao dịch lập giấy chuyển quyền sở hữu trái phiếu và nhận tờ trái phiếu viết biên nhận hẹn khách hàng giải quyết vào ngày làm việc tiếp theo.

* Trường hợp tặng cho:

Người tặng, cho và người được tặng, được cho phải cùng đến Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu để làm thủ tục chuyển nhượng. Trường hợp người tặng, cho trái phiếu vì lý do nào đó không thể đến Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu, người được tặng, được cho khi đến làm thủ tục chuyển nhượng phải mang theo CMND, giấy đồng ý tặng, cho. Giấy tặng cho phải có các nội dung sau:

+ Họ tên, số CMND, địa chỉ của người tặng, cho

+ Họ tên, số CMND, địa chỉ của người được tặng, cho

+ Các thông tin về tờ trái phiếu tặng cho: số sêri, mệnh giá ngày mua

+ Chữ ký của người tặng cho.

+ Trường hợp người tặng cho không có CMND phải có chứng thực của chính quyền địa phương nơi đăng ký thường trú.

* Trường hợp thừa kế:

+ Cá nhân được quyền thừa kế trái phiếu đến trụ sở Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu để làm thủ tục chuyển nhượng mang theo các giấy tờ liên quan đến quyền thừa kế, CMND hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi người thừa kế cư trú.

+ Trường hợp trái phiếu được thừa kế cho nhiều người các giấy tờ liên quan đến quyền thừa kế, đơn xin thanh toán gửi Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu và ủy nhiệm cho người làm thủ tục thanh toán và phải có chữ ký của tất cả những người được hưởng thừa kế và bảo đảm chịu trách nhiệm nếu xảy ra tranh chấp.

+ Trường hợp người thừa kế chưa đến tuổi vị thanh niên hoặc không có năng lực hành vi dân sự thì phải có người giám hộ hoặc đại diện hợp pháp làm thủ tục thừa kế. Người giám hộ hoặc đại diện hợp pháp phải mang theo CMND, Quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp.

Khi đã đấy đủ các giấy tờ theo từng trường hợp cụ thể cán bộ giao dịch sẽ làm các thủ tục chuyển quyền sở hữu trái phiếu như đối với trường hợp mua bán lại.

* Trường hợp đặc biệt: Đối với trái phiếu ghi tên, mệnh giá từ 200.000 đồng trở xuống, người chuyển nhượng được phép ghi họ tên, địa chỉ, số CMND (nếu có) và ký tên lên phần quy định ở mặt sau tờ trái phiếu để người được nhượng mang đến Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu để làm thủ tục chuyển nhượng

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Trường hợp mua, bán lại: Người mua và người bán cùng tới trụ sở Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu, mang theo tờ trái phiếu cần chuyển nhượng và CMND.

* Trường hợp tặng, cho: Người tặng, cho và người được tặng, cho cùng tới trụ sở Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu, mang theo CMND, tờ trái phiếu cần chuyển nhượng và các giấy tờ sau (tùy từng trường hợp cụ thể):

+ Trường hợp vì lý do nào đó người tặng, cho không thể đến trụ sở Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu thì người được tặng cho phải mang theo giấy đồng ý tặng, cho.

+ Trường hợp người tặng cho không có CMND thì phải có chứng thực của chính quyền địa phương nơi cư trú.

* Trường hợp thừa kế:

+ Trường hợp cá nhân hưởng thừa kế:

1. CMND hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú.

2 Tờ trái phiếu được thừa kế.

3. Di chúc bằng văn bản của người thừa kế hoặc văn bản ghi lại di chúc bằng miệng của những người làm chứng hoặc xác nhận quyền thừa kế hợp pháp theo luật định.

+ Trường hợp thừa kế cho nhiều người:

1. Tờ trái phiếu được thừa kế

2. Di chúc bằng văn bản của người thừa kế hoặc văn bản ghi lại di chúc bằng miệng của những người làm chứng hoặc xác nhận quyền thừa kế hợp pháp theo luật định.

3. Đơn xin thanh toán có chữ ký của tất cả những người được hưởng thừa kế và ủy nhiệm cho một người làm thủ tục thanh toán.

4. CMND của người đại diện thanh toán

+ Trường hợp người thừa kế chưa đến tuổi vị thanh niên hoặc không có năng lực hành vi dân sự:

1. Tờ trái phiếu được thừa kế.

2. CMND của người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp theo pháp luật.

3. Quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp.

* Trường hợp đặc biệt

Người được chuyển nhượng mang tờ trái phiếu cần chuyển nhượng có ghi các yếu tố họ tên, địa chỉ, số CMND (nếu có), chữ ký của người chuyển nhượng trên phần quy định ở mặt sau tờ trái phiếu đến Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu để làm thủ tục chuyển nhượng.

* Số lượng hồ sơ:  01 bộ

Thời hạn giải quyết

Ngay khi khách hàng mang đầy đủ hồ sơ tới trụ sở cơ quan Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu để làm thủ tục

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Giấy chuyển quyền sở hữu trái phiếu

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

+ Quyết định số 61/2002/QĐ-BTC ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Quyết định số 1049/QĐ-KBNN ngày 14/12/2006  của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành “Quy trình quản lý phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

23. Thủ tục Xử lý trái phiếu báo mất

Thủ tục

Thủ tục Xử lý trái phiếu báo mất

Trình tự thực hiện

+ Trái phiếu không ghi tên:

Mất trái phiếu không ghi tên coi như mất tiền, KBNN không giải quyết các trường hợp báo mất trái phiếu không ghi tên.

+ Trái phiếu có ghi tên

Nhận được đơn báo mất trái phiếu, cán bộ giao dịch phong tỏa tờ trái phiếu báo mất

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu

Thành phần, số lượng hồ sơ

+ Đơn báo mất trái phiếu

+ Số lượng hồ sơ: 01  (bộ)

Thời hạn giải quyết

Ngay khi nhận được đơn báo mất của chủ sở hữu trái phiếu

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Phong tỏa tờ trái phiếu báo mất

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

+ Quyết định số 61/2002/QĐ-BTC ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Quyết định số 1049/QĐ-KBNN ngày 14/12/2006  của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành “Quy trình quản lý phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

24. Thủ tục Xác nhận trái phiếu cầm cố, thế chấp

Thủ tục

Thủ tục Xử lý trái phiếu cầm cố, thế chấp

Trình tự thực hiện

+ Trái phiếu không ghi tên:

Khách hàng đến KBNN làm đề nghị bằng văn bản xác nhận tờ trái phiếu để vay ngân hàng hoặc cầm cố. Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh kiểm tra tính xác thực của tờ trái phiếu nếu tờ trái phiếu là thật, hợp pháp, hợp lệ, đã phát hành chưa thanh toán thì cán bộ giao dịch đóng dấu đơn vị lên khoảng trống bên trái mặt trước tờ trái phiếu và lập phiếu xác nhận .

+ Trái phiếu có ghi tên

Khi khách hàng có yêu cầu bằng văn bản đề nghị xác nhận tính hợp pháp quyền sở hữu trái phiếu của người xin cầm cố, thế chấp và yêu cầu phong tỏa, bằng nghiệp vụ chuyên môn cán bộ giao dịch kiểm tra tính xác thực của tờ trái phiếu nếu kết quả kiểm tra khớp đúng thì in  phiếu phong tỏa trái phiếu

Cách thức thực hiện

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

Thành phần, số lượng hồ sơ

+ Trái phiếu không ghi tên: Văn bản đề nghị xác nhận trái phiếu

+ Trái phiếu có ghi tên: Văn bản đề nghị xác nhận tính hợp pháp quyền sở hữu và yêu cầu phong tỏa.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

Ngay khi khách hàng có văn bản yêu cầu

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

+ Phiếu xác nhận trái phiếu

+ Phong tỏa tờ trái phiếu

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

+ Quyết định số 61/2002/QĐ-BTC ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Quyết định số 1049/QĐ-KBNN ngày 14/12/2006  của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành “Quy trình quản lý phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

25. Thủ tục lưu giữ, bảo quản trái phiếu hộ khách hàng

Thủ tục

Thủ tục lưu giữ, bảo quản trái phiếu hộ khách hàng

Trình tự thực hiện

Khách hàng đề nghị gửi trái phiếu đồng thời xuất trình CMND, giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền (đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức), chỉ xuất trình giấy CMND (đối với cá nhân). Sau khi tiếp nhận hồ sơ cán bộ giao dịch thực hiện kiểm tra hồ sơ, tính hợp pháp của các trái phiếu đảm bảo hợp lệ, lập hợp đồng bảo quản trái phiếu và thực hiện lưu kho theo quy định

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở  Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

Thành phần, số lượng hồ sơ

Đề nghị gửi trái phiếu và một trong các giấy tờ dưới đây, tùy từng trường hợp cụ thể:

+ CMND (đối với người gửi là cá nhân)

+ CMND, giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền (đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức)

Số lượng hồ sơ:  01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

Ngay khi có yêu cầu của khách hàng

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Hợp đồng bảo quản trái phiếu

Phí, lệ phí (nếu có)

+ 0.05%(năm phần vạn)/giá trị tài sản/1 tháng. Mức thu tối thiểu không dưới 20.000 đồng/1 hộp hoặc gói/1 tháng. Mức thu tối đa là 500.000 đồng/hộp hoặc gói/1 tháng quy định tại Thông tư số 80/1999/TT-BTC ngày 29/6/1999 của Bộ Tài chính.

+ Tuỳ tình hình thực tế, Bộ Tài chính có thể quyết định miễn phí bảo quản, lưu giữ trái phiếu tại Kho bạc Nhà nước đối với từng loại trái phiếu và từng đối tượng mua trái phiếu quy định tại Thông tư số 32/2004/TT-BTC ngày 12/4/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phát hành trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

+ Quyết định số 61/2002/QĐ-BTC ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Thông tư số 80/1999/TT-BTC ngày 29/6/1999 của Bộ Tài chính về……...

+ Thông tư số 32/2004/TT-BTC ngày 12/4/2004 của Bộ Tài chính.

+ Quyết định số 1049/QĐ-KBNN ngày 14/12/2006  của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành “Quy trình quản lý phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

26. Thủ tục Giao trả trái phiếu đã nhận bảo quản

Thủ tục

Thủ tục Giao trả trái phiếu đã nhận bảo quản

Trình tự thực hiện

* Đối với cá nhân:

+ CMND của người nhận

+ Giấy ủy quyền trong trường hợp được ủy quyền hoặc giấy xác nhận quyền thừa kế trong trường hợp được thừa kế và giấy CMND của người được ủy quyền, thừa kế

+ Hợp đồng bảo quản trái phiếu.

* Đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức:

+ Giấy giới thiệu (giấy ủy quyền)

+ Giấy CMND của người được ủy quyền đến nhận

+ Hợp đồng bảo quản trái phiếu.

Căn cứ các giấy tờ và Hợp đồng bảo quản trái phiếu cán bộ giao dịch sẽ lập biên bản thanh lý hợp đồng và bàn giao lại trái phiếu cho chủ sở hữu

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở  Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi nhận bảo quản tờ trái phiếu.

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Đối với cá nhân hồ sơ bao gồm: CMND, Hợp đồng bảo quản trái phiếu và một trong những giấy tờ dưới đây, tùy từng trường hợp cụ thể:

+ Giấy uỷ quyền trong trường hợp được ủy quyền

+ Giấy xác nhận quyền thừa kế trong trường hợp được thừa kế

 * Đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức:

+ Giấy giới thiệu (hoặc giấy ủy quyền)

+ CMND của người được giới thiệu (ủy quyền)

+ Hợp đồng bảo quản trái phiếu.

* Số lượng hồ sơ: 01(bộ)

Thời hạn giải quyết

Ngay khi có yêu cầu của khách hàng

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi nhận bảo quản tờ trái phiếu.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi nhận bảo quản tờ trái phiếu

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Biên bản thanh lý Hợp đồng

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

+ Quyết định số 61/2002/QĐ-BTC ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Quyết định số 1049/QĐ-KBNN ngày 14/12/2006  của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành “Quy trình quản lý phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

27. Thủ tục kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua KBNN

Thủ tục

Kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua KBNN

Trình tự thực hiện

Bước 1: Chủ đầu tư, đơn vị dự toán gửi hợp đồng kèm theo đề nghị cam kết chi đến KBNN nơi giao dịch.

Bước 2: Kho bạc Nhà nước kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ của hồ sơ, tài liệu và thông báo ý kiến chấp thuận hoặc từ chối cam kết chi tới đơn vị.

Cách thức thực hiện

- Đối với chi thường xuyên:

+ Trường hợp đơn vị dự toán có giao diện với TABMIS: Gửi đề nghị cam kết chi hoặc điều chỉnh cam kết chi đến Kho bạc Nhà nước thông qua chương trình giao diện giữa phần mềm kế toán của đơn vị với TABMIS và gửi hợp đồng mua sắm hàng hóa, dịch vụ tới Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN trực tiếp hoặc theo phương thức dữ liệu điện tử (trường hợp đã thiết lập cổng thông tin điện tử).

+ Trường hợp đơn vị dự toán không có giao diện với TABMIS: Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN.

- Đối với chi đầu tư: Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN.

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ

-  Hồ sơ cam kết chi:

+ Hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ (có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên đối với chi thường xuyên; từ 500 triệu đồng trở lên đối với chi đầu tư);

+ Giấy đề nghị cam kết chi.

- Trường hợp điều chỉnh cam kết chi và hợp đồng:  Đơn vị dự toán, chủ đầu tư gửi yêu cầu điều chỉnh cam kết chi hoặc điều chỉnh hợp đồng (hợp đồng nhiều năm đối với chi thường xuyên hoặc hợp đồng chi đầu tư) đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch

- Trường hợp hủy cam kết chi: Đơn vị dự toán, chủ đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản nêu rõ lý do và số cam kết chi hoặc mã số hợp đồng (hợp đồng nhiều năm trong chi thường xuyên hoặc hợp đồng chi đầu tư) được quản lý tại TABMIS cần huỷ đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.

* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời hạn giải quyết

- Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị hợp đồng từ mức quy định, đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư phải gửi hợp đồng kèm theo đề nghị cam kết chi đến KBNN nơi giao dịch.

- Trong phạm vi 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư, KBNN phải thông báo ý kiến chấp thuận hoặc từ chối cam kết chi cho đơn vị giao dịch được biết.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Sở Giao dịch KBNN.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Sở Giao dịch KBNN.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Chấp nhận cam kết chi/từ chối cam kết chi.

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Giấy đề nghị cam kết chi hoặc Phiếu  điều chỉnh số liệu cam kết chi của thủ tục kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước theo mẫu số C2-12/NS và C3-13/NS ban hành tại Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013.

- Giấy đề nghị hủy cam kết chi theo mẫu số 03 ban hành tại Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008.

- Giấy từ chối chấp thuận ghi nhận cam kết chi vào TABMIS theo mẫu số 04 ban hành tại Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008.

- Thông báo chấp thuận ghi nhận hợp đồng nhiều năm trong chi thường xuyên và hợp đồng chi đầu tư tại TABMIS theo mẫu số 05 ban hành tại Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

- Đề nghị cam kết chi của đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư phải đầy đủ các chỉ tiêu thông tin theo mẫu quy định và đảm bảo tính pháp lý, cụ thể:

+ Dấu, chữ ký của đơn vị dự toán, chủ đầu tư trên hồ sơ phải phù hợp với mẫu dấu, chữ ký đã đăng ký với Kho bạc Nhà nước. Trường hợp đơn vị dự toán gửi đề nghị cam kết chi hoặc điều chỉnh cam kết chi đến Kho bạc Nhà nước thông qua chương trình giao diện, thì phải đảm bảo các nguyên tắc nêu tại điểm 1.3 khoản 1 mục II Thông tư số 113/2008/TT-BTC.

+ Hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ tuân thủ quy trình, thủ tục về mua sắm đấu thầu, chỉ định thầu theo quy định hiện hành;

+ Nội dung thanh toán của hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ phải đảm bảo có trong dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với chi đầu tư).

- Số tiền đề nghị cam kết chi không vượt quá dự toán còn được phép sử dụng.

- Trường hợp dự toán và phương án phân bổ dự toán ngân sách nhà nước chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc phải điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước theo quy định, thì Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát cam kết chi trên cơ sở dự toán tạm cấp hoặc dự toán được điều chỉnh của đơn vị dự toán.

- Trường hợp chi ứng trước dự toán ngân sách nhà nước năm sau, thì Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát cam kết chi trên cơ sở dự toán ứng trước của đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư.

- Đề nghị cam kết chi năm ngân sách hiện hành của đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư phải gửi đến Kho bạc Nhà nước chậm nhất đến hết ngày 30/12 năm hiện hành.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

 

28. Thủ tục thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng

- Trình tự thực hiện:

+ Định kỳ bảy (7) ngày một lần, ngân hàng thương mại căn cứ tình hình thực tế, lập và gửi hồ sơ đề nghị thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế được hưởng đến Cục Thuế nơi Ngân hàng thương mại đăng ký, khai thuế.

+ Trong thời hạn tối đa hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị thanh toán của ngân hàng thương mại, Cục Thuế nơi Ngân hàng thương mại đăng ký, khai thuế ban hành Quyết định thanh toán theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 Thông tư này đồng thời lập Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu quy định ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ gửi Ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước đồng cấp để thực hiện chuyển tiền cho ngân hàng thương mại.

+ Căn cứ Quyết định thanh toán và Lệnh hoàn trả do Cục Thuế nơi Ngân hàng thương mại đăng ký, khai thuế ban hành, Kho bạc Nhà nước chuyển tiền cho ngân hàng thương mại. Nguồn tiền thanh toán được trích từ Quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng.

- Cách thức thực hiện:

+ Ngân hàng thương mại qua đường bưu điện hoặc trực tiếp gửi công văn đề nghị thanh toán và Bảng kê đề nghị thanh toán cho Cục Thuế địa phương.

+ Cục Thuế địa phương gửi Quyết định thanh toán kèm theo Lệnh hoàn trả tiền thuế, tiền dịch vụ cho gửi Ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước đồng cấp để thực hiện chuyển tiền cho ngân hàng thương mại.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ:

· Văn bản đề nghị thanh toán số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế của kỳ thanh toán theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 Thông tư số 72/2014/TT-BTC.

· Bảng kê đề nghị thanh toán theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 Thông tư số 72/2014/TT-BTC.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn tối đa hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị thanh toán của ngân hàng thương mại, Cục Thuế nơi Ngân hàng thương mại đăng ký, khai thuế ban hành Quyết định thanh toán theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 Thông tư này đồng thời lập Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu quy định ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ gửi Ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước đồng cấp để thực hiện chuyển tiền cho ngân hàng thương mại.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ngân hàng thương mại

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc nhà nước

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:

+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Cục Thuế địa phương

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Ngân hàng thương mại được thanh toán số tiền thuế giá trị gia tăng đã ứng trước và tiền phí dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng.

- Phí, lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phụ lục 5, Phụ lục 6 Thông tư 72/2014/TT-BTC ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số 31/2013/QH13 ngày 19/06/2013;

+ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012;

+ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế;

+ Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều Luật thuế giá trị gia tăng;

+ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

+ Thông tư số 72/2014/TT-BTC ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh.

 

29. Thủ tục đối chiếu, xác nhận số dư tài khoản tiền gửi kinh phí ngân sách cấp

- Trình tự thực hiện thủ tục hành chính:

+ Đơn vị thực hiện thủ tục hành chính: Trường hợp hết ngày 31 tháng 01 năm sau, tài khoản tiền gửi kinh phí ngân sách cấp có số dư của các cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam; các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; các đơn vị khác được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau và quyết toán vào năm trước, thì chậm nhất đến hết ngày 10 tháng 02 năm sau, các đơn vị lập bảng đối chiếu số liệu theo Biểu số 01/ĐVDT- số dư tài khoản tiền gửi kinh phí ngân sách cấp của đơn vị được chuyển sang năm sau (sau đây viết tắt là Biểu số 01/ĐVDT), ban hành kèm theo Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm (sau đây viết tắt là Thông tư số 108), gửi kho bạc nhà nước nơi giao dịch (KBNN).

+ Cơ quan nhà nước thực hiện thủ tục hành chính: KBNN nơi giao dịch căn cứ kết quả đối chiếu số dư, để xác nhận về số dư tài khoản tiền gửi của đơn vị theo quy định vào Biểu số 01/ ĐVDT mà đơn vị gửi KBNN.

- Cách thức thực hiện: Đơn vị sử dụng ngân sách có tài khoản tiền gửi kinh phí ngân sách cấp lập theo Biểu số 01/ĐVDT, gửi KBNN nơi giao dịch để đối chiếu, xác nhận.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ: Biểu số 01/ĐVDT.

+ Số lượng hồ sơ: Văn bản không quy định.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các cơ quan, đơn vị có số dư tài khoản tiền gửi kinh phí ngân sách cấp.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: KBNN nơi giao dịch

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Biểu đối chiếu số liệu 01/ĐVDT được xác nhận.

- Lệ phí (nếu có): Không

- Mẫu biểu: Biểu số 01/ĐVDT.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.

 

30.  Thủ tục đối chiếu, xác nhận số dư dự toán, dư tạm ứng NSNN đề nghị xét chuyển sang năm sau.

- Trình tự thực hiện thủ tục hành chính:

+ Đơn vị thực hiện thủ tục hành chính: Hết ngày 31 tháng 01 năm sau, và chậm nhất đến hết ngày 10 tháng 02 năm sau, các đơn vị sử dụng ngân sách (gồm cả chủ đầu tư nếu có dư dự toán) lập bảng đối chiếu số liệu theo Biểu số 02/ĐVDT- Báo cáo số dư dự toán, dư tạm ứng ngân sách, đề nghị xét chuyển sang năm sau (sau đây viết tắt là Biểu số 02/ĐVDT), ban hành kèm theo Thông tư số 108, gửi KBNN nơi giao dịch.

+ Cơ quan nhà nước thực hiện thủ tục hành chính: KBNN nơi giao dịch căn cứ kết quả đối chiếu số dư, để xác nhận về dự toán, số dư dự toán, dư tạm ứng của đơn vị theo quy định vào Biểu mẫu số 02/ ĐVDT mà đơn vị gửi KBNN.

- Cách thức thực hiện: Đơn vị sử dụng ngân sách lập bảng đổi chiếu số liệu theo Biểu số 02/ĐVDT, gửi KBNN nơi giao dịch để đối chiếu, xác nhận.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ: Biểu số 02/ĐVDT.

+ Số lượng hồ sơ: Văn bản không quy định.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các đơn vị sử dụng ngân sách (gồm cả chủ đầu tư).

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: KBNN nơi giao dịch

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Biểu đối chiếu số liệu 02/ĐVDT được xác nhận.

- Lệ phí (nếu có): Không

- Mẫu biểu: Biểu số 02/ĐVDT.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.

 

31. Thủ tục đối chiếu, xác nhận số dư dự toán, dư tạm ứng NSNN được chuyển sang năm sau, không phải xét chuyển.

- Trình tự thực hiện thủ tục hành chính:

+ Đơn vị thực hiện thủ tục hành chính: Hết ngày 31 tháng 01 năm sau, và chậm nhất đến hết ngày 10 tháng 02 năm sau, các đơn vị sử dụng ngân sách (gồm cả chủ đầu tư nếu có số dư tạm ứng theo chế độ chưa thu hồi) lập bảng đối chiếu số liệu theo Biểu số 03/ĐVDT - Tình hình thực hiện dự toán các nhiệm vụ được chuyển sang năm sau không phải xét chuyển (sau đây viết tắt là Biểu số 03/ĐVDT), ban hành kèm theo Thông tư số 108, gửi KBNN nơi giao dịch.

+ Cơ quan nhà nước thực hiện thủ tục hành chính: KBNN nơi giao dịch căn cứ kết quả đối chiếu số dư, để xác nhận về dự toán, số dư dự toán, số dư tạm ứng của đơn vị theo quy định vào Biểu số 03/ ĐVDT mà đơn vị gửi KBNN.

- Cách thức thực hiện: Đơn vị sử dụng ngân sách lập bảng đối chiếu số liệu theo Biểu số 03/ĐVDT, gửi KBNN nơi giao dịch để đối chiếu, xác nhận.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ: Biểu số 03/ĐVDT.

+ Số lượng hồ sơ: Văn bản không quy định.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các đơn vị sử dụng ngân sách (gồm cả chủ đầu tư).

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: KBNN nơi giao dịch

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Biểu đối chiếu số liệu 03/ĐVDT được xác nhận.

- Lệ phí (nếu có): Không

- Mẫu biểu: Biểu số 03/ĐVDT.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.

 

C - BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

 

MẪU KÊ KHAI QUY TRÌNH CHI TIẾT TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

 

I. BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH

1. Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn chi phí quản lý dự án đầu tư của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn chi phí quản lý dự án đầu tư của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Trình tự thực hiện

+ Chủ đầu tư gửi hồ sơ, tài liệu đến Kho bạc Nhà nước.

+ Kho bạc Nhà nước kiểm tra nếu hồ sơ, tài liệu đã đầy đủ hợp lệ KBNN làm thủ tục thanh toán cho chủ đầu tư.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ:

I. Hồ sơ tài liệu để trích chuyển kinh phí QLDA vào TKTG được thực hiện khi dự án được giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm, hồ sơ làm căn cứ để trích chuyển kinh phí QLDA vào TKTG

+ Quyết định phê duyệt dự toán chi phí QLDA năm (bản chính);

+ Bảng tổng hợp nguồn kinh phí năm kế hoạch (bản chính);

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;

+ Giấy rút vốn đầu tư.

II. Hồ sơ kiểm soát chi phí quản lý dự án

- Tài liệu cơ sở của dự án (tài liệu gửi 1 lần): Những loại tài liệu gửi một lần (bao gồm cả trường hợp bổ sung, điều chỉnh), phải là bản chính hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư.

+ Dự toán chi phí Quản lý dự án được duyệt;

- Hồ sơ gửi khi tạm ứng (đối với các khoản chi được tạm ứng):

+ Ủy nhiệm chi (chi từ tài khoản tiền gửi); Giấy rút vốn đầu tư (chi từ tài khoản cấp phát);

+ Bảng kê chứng từ thanh toán (đối với các khoản chi nhỏ lẻ không có hợp đồng) hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ (đối với trường hợp khoản chi phải có hợp đồng).

+ Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định

+ Hợp đồng mua bán, sửa chữa, xây dựng.

- Hồ sơ gửi khi thanh toán:

+ Ủy nhiệm chi (chi từ tài khoản tiền gửi); Giấy rút vốn đầu tư (chi từ tài khoản cấp phát);

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (thanh toán tạm ứng);

+ Bảng kê chứng từ thanh toán có chữ ký của thủ trưởng, kế toán trưởng Ban quản lý dự án;

+ Tuỳ theo từng nội dung chi, khách hàng giao dịch gửi các hồ sơ, chứng từ liên quan đến khoản chi (ví dụ: chi thanh toán cá nhân, chi mua hàng hóa, dịch vụ, công tác phí, tổ chức các hội nghị, hội thảo...)

* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

I. Thời gian kiểm soát để trích chuyển kinh phí QLDA vào TKTG: 03 ngày làm việc.

II. Thời gian kiểm soát chi phí quản lý dự án

-  Đối với các khoản tạm ứng: thời hạn xử lý trong một ngày làm việc.

- Trường hợp thanh toán các khoản chi có hồ sơ đơn giản: thời hạn xử lý trong một ngày làm việc.

-  Trường hợp thanh toán khoản chi có hồ sơ phức tạp: thời hạn xử lý là 02 ngày làm việc.

-  Trường hợp thanh toán tạm ứng: thời hạn xử lý tối đa là 03 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Chấp nhận thanh toán.

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy rút vốn đầu tư theo mẫu số C3-01/NS ban hành tại Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư phụ lục 05 ban hành tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước

+ Bảng kê chứng từ thanh toán ban hành tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước;

+ Quyết định phê duyệt dự toán chi phí quản lý dự án năm theo mẫu 05/DT – QLDA tại Thông tư số 10/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước;          

+ Bảng tổng hợp nguồn kinh phí năm kế hoạch 20... theo mẫu 02/DT – QLDA tại Thông tự số  10/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

-  Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11;

- Nghị định của Chính phủ: số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình,

- Thông tư số 10/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước;

- Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước;

- Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước;

- Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

- Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

 

2. Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư ngoài nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư ngoài nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Trình tự thực hiện

+ Chủ đầu tư gửi hồ sơ, tài liệu đến Kho bạc Nhà nước.

+ Chủ đầu tư gửi giấy rút vốn đến Kho bạc Nhà nước.

+ Kho bạc Nhà nước kiểm tra nếu hồ sơ, tài liệu đã đầy đủ hợp lệ Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thanh toán cho chủ đầu tư.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN

Thành phần, số lượng hồ sơ

I. Tài liệu cơ sở của dự án: các tài liệu này đều là  bản chính hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư, chỉ gửi 1 lần cho đến khi dự án kết thúc đầu tư, trừ trường hợp phải bổ sung điều chỉnh

- Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);

- Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu

- Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp đồng theo quy định của pháp luật (trừ các tài liệu mang tính kỹ thuật);

- Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng (trừ dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật).

- Bản dịch bằng tiếng Việt có chữ ký và dấu của chủ đầu tư: Điều ước quốc tế về ODA đã ký giữa Việt Nam và nhà tài trợ và các tài liệu liên quan đến việc thanh toán khác (nếu có). Riêng hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu phải là văn bản bằng tiếng Việt hoặc bản dịch bằng tiếng Việt có chữ ký và dấu của chủ đầu tư (phần quy định về các điều kiện, điều khoản thanh toán và các nội dung liên quan trực tiếp đến việc thanh toán của hợp đồng)

- Bảo lãnh tạm ứng (nếu có) theo quy định cụ thể của Hợp đồng (kể cả trường hợp dự án vốn trong nước nhưng do nhà thầu nước ngoài thi công).

II. Tài liệu bổ sung hàng năm:

Chủ đầu tư gửi đến KBNN một trong những hồ sơ, tài liệu sau:

+ Kế hoạch vốn đầu tư năm (đối với dự án đầu tư XDCB hoặc hợp phần chi đầu tư XDCB trong dự án hỗn hợp ) hoặc Dự toán ngân sách năm của  dự án (đối với hợp phần chi HCSN) do cấp có thẩm quyền giao (có thể giao vốn trong nước, vốn ngoài nước hoặc giao kế hoạch cả vốn trong nước và vốn ngoài nước);

+ Kế hoạch tài chính năm theo mẫu tại phụ lục số 1 Thông tư số 108/2007/TT-BTC  ngày 7/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

+ Văn bản của chủ đầu tư hoặc của cấp có thẩm quyền hoặc của Bộ Tài chính đề nghị KBNN kiểm soát chi.

III. Tài liệu tạm ứng vốn: Khi tạm ứng, ngoài các hồ sơ, tài liệu đã gửi lần đầu, chủ đầu tư còn gửi đến KBNN các tài liệu sau:

+ Bảo lãnh tạm ứng (bắt buộc, theo quy định của hợp đồng)

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư

+ Giấy rút vốn đầu tư ( trường hợp tạm ứng vốn trong nước)

IV. Thanh toán khối lượng hoàn thành:

Ngoài các tài liệu đã gửi lần đầu, chủ đầu tư còn gửi đến KBNN các tài liệu sau:

* Đối với trường hợp thanh toán theo hợp đồng:

+ Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có)

+ Giấy rút vốn đầu tư (thanh toán vốn đối ứng)

* Đối với trường hợp thanh toán không theo hợp đồng:

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có).

+ Bảng kê chứng từ chi

+ Giấy rút vốn đầu tư (thanh toán vốn đối ứng).

* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

7 ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Chấp nhận thanh toán.

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy rút vốn đầu tư theo mẫu số C3-01/NS ban hành tại Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước vốn đầu tư theo mẫu số C3-02/NS ban hành tại Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư phụ lục 05 ban hành tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước

+ Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán theo Phụ lục 03.a ban hành kèm theo Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);

- Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước;

- Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước;

- Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước;

- Quyết định số 25/QĐ-KBNN ngày 14/01/2008 của Kho bạc Nhà nước về kiếm soát thanh toán vốn đầu tư ngoài nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước;

- Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày ban hành 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS);

- Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

 

3. Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước

Trình tự thực hiện

+ Chủ đầu tư gửi hồ sơ, tài liệu đến Kho bạc Nhà nước.

+ Chủ đầu tư gửi giấy rút vốn đến Kho bạc Nhà nước.

+ Kho bạc Nhà nước kiểm tra nếu hồ sơ, tài liệu đã đầy đủ hợp lệ KBNN làm thủ tục thanh toán cho chủ đầu tư.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ:

I. Tài liệu cơ sở của dự án: các loại tài liệu này đều là bản chính hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư, chỉ gửi 1 lần cho đến khi dự án kết thúc đầu tư, trừ trường hợp phải bổ sung điều chỉnh.

1. Dự án chuẩn bị đầu tư:

+ Dự toán chi phí công tác CBĐT được duyệt.

+Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của luật đấu thầu.

+ Hợp đồng giữa chủ đầu tư với đơn vị nhận thầu.

+ Trường hợp chủ đầu tư tự thực hiện phải có văn bản cho phép của cấp có thẩm quyền.

2. Dự án thực hiện đầu tư:

+ Tài liệu để mở tài khoản

Đối với dự án vốn trong nước:

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);

+ Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu (gồm đấu thầu, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng);

+ Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp đồng theo quy định của pháp luật (trừ các tài liệu mang tính kỹ thuật).

+ Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng (đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật chỉ gửi khi điều chỉnh dự toán).

Đối với trường hợp tự thực hiện:

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);

+ Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình (đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật chỉ gửi khi điều chỉnh dự toán);

+ Văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tự thực hiện dự án (trường hợp chưa có trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền);

+ Văn bản giao việc hoặc hợp đồng nội bộ;

Đối với công tác chuẩn bị đầu tư nhưng bố trí vốn trong kế hoạch thực hiện đầu tư: thì tài liệu do chủ đầu tư gửi đến KBNN phải có dự toán chi phí cho các công việc chuẩn bị đầu tư được duyệt.

Đối với công việc chuẩn bị thực hiện dự án nhưng bố trí vốn trong kế hoạch thực hiện đầu tư: tài liệu do chủ đầu tư gửi đến KBNN gồm:

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);

+ Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị thực hiện dự án được duyệt; Riêng việc giải phóng mặt bằng phải kèm theo phương án giải phóng mặt bằng được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu;

+ Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp đồng theo quy định của pháp luật (trừ các tài liệu mang tính kỹ thuật).

II. Tài liệu bổ sung hàng năm:

+ Kế hoạch vốn hàng năm do Kho bạc Nhà nước thông báo (đối với các dự án do Trung ương quản lý);

+ Kế hoạch vốn đầu tư của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện thông báo (Đối với các dự án do địa phương quản lý).

III. Tài liệu tạm ứng vốn: ngoài các tài liệu quy định trên khi đến tạm ứng vốn chủ đầu tư gửi các tài liệu sau đây:

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;

+ Giấy rút vốn đầu tư ;

+ Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng).

IV. Thanh toán khối lượng hoàn thành:

1. Trường hợp thanh toán theo hợp đồng.

- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng VĐT (nếu có);

+ Giấy rút vốn đầu tư.          

 Khi có khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng, ngoài các tài liệu trên và dự toán bổ sung, phụ lục bổ sung hợp đồng, chủ đầu tư còn gửi đến KBNN:

Bảng xác định giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng đề nghị thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu.

2. Trường hợp thanh toán không theo hợp đồng.

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư ( nếu có)

+ Giấy rút vốn đầu tư.

* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

- Thời gian kiểm soát tạm ứng vốn: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát chi nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư, KBNN các cấp hoàn thành thủ tục tạm ứng vốn.

- Thanh toán trước kiểm soát sau: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát chi nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư, KBNN các cấp hoàn thành thủ tục thanh toán

- Kiểm soát trước, thanh toán sau: Trong thời hạn tối đa là 07 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát chi nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư KBNN các cấp hoàn thành thủ tục thanh toán

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Chấp nhận thanh toán.

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy rút vốn đầu tư theo mẫu số C3-01/NS; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước vốn đầu tư theo mẫu số C3-02/NS ban hành tại Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư phụ lục 05; Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán theo Phụ lục 03.a ban hành kèm theo Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

- Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng; số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng;

- Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo các Nghị định: số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999, số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000, số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ;

- Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06/6/2005 của Chính phủ về Quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù;

- Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước;

- Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

- Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

4. Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Trình tự thực hiện

+ Chủ đầu tư gửi hồ sơ, tài liệu đến Kho bạc Nhà nước.

+ Chủ đầu tư gửi giấy rút vốn đến Kho bạc Nhà nước.

+ Kho bạc Nhà nước kiểm tra nếu hồ sơ, tài liệu đã đầy đủ hợp lệ KBNN làm thủ tục thanh toán cho chủ đầu tư

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ:

I. Tài liệu cơ sở của dự án: các tài liệu này đều là bản chính hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư, chỉ gửi 1 lần cho đến khi dự án kết thúc đầu tư, trừ trường hợp phải bổ sung điều chỉnh

1. Đối với dự án thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

- Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư được duyệt.

- Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu.

- Hợp đồng giữa Chủ đầu tư với nhà thầu.

2. Đối với dự án giai đoạn thực hiện dự án:

- Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.

- Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu (gồm đấu thầu, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng).

- Hợp đồng giữa Chủ đầu tư và nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp đồng theo quy định của pháp luật (trừ các tài liệu mang tính kỹ thuật).

- Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng (trừ dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật).

Đối với trường hợp gói thầu thực hiện theo hình thức người dân trong xã tự làm ngoài các nội dung quy định trên; cần bổ sung thêm văn bản chấp thuận của người quyết định đầu tư cho phép người dân trong xã tự làm.

Khi có khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng chủ đầu tư còn phải gửi đến KBNN dự toán bổ sung, phụ lục bổ sung hợp đồng.

II. Tài liệu gửi bổ sung hàng năm: Kế hoạch vốn đầu tư năm do Uỷ ban nhân xã thông báo.

III. Tài liệu tạm ứng vốn: ngoài các tài liệu quy định trên khi đến tạm ứng vốn chủ đầu tư gửi các tài liệu sau đây:

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.

- Giấy rút vốn đầu tư.

- Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng; là bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư).

- Đối với chi phí bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất, chủ đầu tư còn phải gửi đến KBNN: Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt; dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt (nếu chưa có trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt); Dự toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt (nếu có).

IV. Thanh toán khối lượng hoàn thành:

1. Thanh toán khối lượng hoàn thành theo hợp đồng.

- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành đề nghị thanh toán.

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng).

- Giấy rút vốn đầu tư.

2. Thanh toán khối lượng hoàn thành không thông qua hợp đồng.

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng).

- Giấy rút vốn đầu tư.

Đối với các công việc như trường hợp tự làm, các công việc quản lý dự án do Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện,...: Bảng kê khối lượng công việc hoàn thành và dự toán được duyệt cho từng công việc; Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng); Giấy rút vốn đầu tư.

Đối với chi phí bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, hồ sơ thanh toán gồm : Bảng kê xác nhận khối lượng công tác bồi thường, hỗ trợ đã thực hiện (theo phụ lục 05 Thông tư số 28/2012/ TT-BTC ngày 24/2/2012 của Bộ Tài chính); Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng); Giấy rút vốn đầu tư.

3. Thanh toán khối lượng hoàn thành do người dân trong xã tự làm:

- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành đề nghị thanh toán.

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng).

- Giấy rút vốn đầu tư.

* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

- Thời gian kiểm soát tạm ứng vốn: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát chi nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư, KBNN các cấp hoàn thành thủ tục tạm ứng vốn.

- Thanh toán trước kiểm soát sau: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát chi nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư, KBNN các cấp hoàn thành thủ tục thanh toán

- Kiểm soát trước, thanh toán sau: Trong thời hạn tối đa là 07 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát chi nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư KBNN các cấp hoàn thành thủ tục thanh toán

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Chấp nhận thanh toán.

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy rút vốn đầu tư theo mẫu số C3-01/NS ban hành tại Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước vốn đầu tư theo mẫu số C3-02/NS ban hành tại Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư Phụ lục số 03 ban hành tại Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn

+ Bảng kê xác nhận khối lượng công tác bồi thường, hỗ trợ đã thực hiện theo phụ lục 05 tại Thông tư số 28/2012/ TT-BTC ngày 24/2/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn

+ Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành đề nghị thanh toán theo Phụ lục số 04 tại Thông tư số 28/2012/ TT-BTC ngày 24/2/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng; số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng;

- Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ;

- Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn;

- Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

- Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

5. Thủ tục mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước

Trình tự thực hiện

Các đơn vị, cá nhân thuộc đối tượng mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; Các đơn vị được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước nơi đóng trụ sở chính, trường hợp cần mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước địa phương khác phải được sự đồng ý của Kho bạc Nhà nước địa phương đó và của Kho bạc Nhà nước cấp trên bằng văn bản. Đối với các dự án đầu tư: Ban quản lý dự án (chủ đầu tư) mở tài khoản cấp phát vốn tại địa bàn nơi thực hiện dự án hoặc nơi ban quản lý dự án đóng trụ sở chính; Các đơn vị, cá nhân không được mở tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ trừ trường hợp có Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Giấy đề nghị mở tài khoản: Sử dụng mẫu thống nhất do Kho bạc Nhà nước ban hành theo mẫu in sẵn và lập thành 03 liên, do chủ tài khoản ký tên đóng dấu đơn vị (tài khoản cá nhân không phải đóng dấu). Chủ tài khoản là thủ trưởng đơn vị hoặc thủ trưởng đơn vị uỷ quyền làm chủ tài khoản.

+ Bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký: Sử dụng mẫu thống nhất do Kho bạc Nhà nước ban hành theo mẫu in sẵn và lập thành 03 liên, không được sử dụng mẫu dấu, chữ ký dạng in, photocopy, ký lồng giấy than, chữ ký khắc dấu.

+ Giấy tờ chứng thực tính hợp pháp về việc thành lập đơn vị (bản sao được chứng thực hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý đơn vị xác nhận).

+ Quyết định bổ nhiệm thủ trưởng đơn vị.(trường hợp uỷ quyền cho cấp phó làm chủ tài khoản phải có giấy uỷ quyền).

+ Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán; Đối với đơn vị không có kế toán trưởng thì gửi văn bản giao nhiệm vụ kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) cho cán bộ kiêm nhiệm.

+ Giấy chứng nhận mã đơn vị có quan hệ với Ngân sách.

+ Đối với tài khoản cấp phát vốn đầu tư, vốn chương trình mục tiêu gửi thêm Quyết định giao nhiệm vụ chủ đầu tư, Quyết định thành lập ban quản lý dự án, kế hoạch vốn năm đầu tiên.

Một số trường hợp đặc biệt không phải gửi quyết định thành lập, quyết định bổ nhiệm thủ trưởng đơn vị theo Quyết định số 30/2005/QĐ-BTC ngày 26/5/2005 của Bộ Tài chính

Khi thay đổi một trong các yếu tố: Chữ ký thứ nhất, chữ ký thứ hai, thay đổi mẫu dấu, thay đổi tên đơn vị, thay đổi quyền sở hữu tài khoản đơn vị thì đơn vị phải lập giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu chữ ký kèm theo các văn bản có liên quan để đăng ký lại với Kho bạc Nhà nước

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

5 ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức và cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý mở tài khoản

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Giấy đăng ký mở tài khoản và đăng ký mẫu dấu, chữ ký theo phụ lục 01.

- Giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu, chữ ký theo phụ lục 02.

(Ban hành kèm theo Công văn số 1500/KBNN-KT ngày 23/8/2003 của Kho bạc Nhà nước về việc hướng dẫn thực hiện mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Công văn số 2592/KNNN- KT ngày 28/11/2006 của Kho bạc Nhà nước về việc hướng dẫn bổ sung mở và sử dụng tài khoản).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách nhà nước; Luật Kế toán;

+ Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

+ Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước;

+ Quyết định số 30/2005/QĐ-BTC ngày 26/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước

+ Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

+ Công văn số 1500/KBNN-KT ngày 23/8/2003 của Kho bạc Nhà nước về việc hướng dẫn thực hiện mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước

+ Công văn số 2592/KNNN- KT ngày 28/11/2006 của Kho bạc Nhà nước về việc hướng dẫn bổ sung mở và sử dụng tài khoản

6. Thủ tục kiểm soát chi ngân sách nhà nước thường xuyên bằng dự toán qua Kho bạc Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục kiểm soát chi ngân sách nhà nước thường xuyên bằng dự toán qua Kho bạc Nhà nước

Trình tự thực hiện

Các đơn vị thuộc đối tượng mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; Khi thanh toán (hoặc tạm ứng) thì đơn vị gửi hồ sơ thanh toán cho Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương/Sở giao dịch Kho bạc Nhà nước; Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm soát thanh toán

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ (Là bản gốc hoặc bản chính), bao gồm:

- Hồ sơ gửi lần đầu

+ Dự toán chi ngân sách nhà nước;

+ Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;

+ Quyết định giao quyền tự chủ của cấp có thẩm quyền.

- Hồ sơ gửi khi tạm ứng (đối với các khoản chi được tạm ứng):

+ Giấy rút dự toán (tạm ứng)

+ Bảng kê chứng từ thanh toán (đối với các khoản chi nhỏ lẻ không có hợp đồng) hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ (đối với trường hợp khoản chi phải có hợp đồng).

+ Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, Quyết định chỉ định thầu, Quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh của cấp có thẩm quyền.

+ Hợp đồng mua bán, sửa chữa, xây dựng.

- Hồ sơ gửi khi thanh toán :

+ Giấy rút dự toán;

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (thanh toán tạm ứng);

+ Bảng kê chứng từ thanh toán có chữ ký của thủ trưởng, kế toán trưởng đơn vị sử dụng NSNN;

+ Tuỳ theo từng nội dung chi, khách hàng giao dịch gửi các hồ sơ, chứng từ liên quan đến khoản chi (ví dụ: chi thanh toán cá nhân, chi mua hàng hóa, dịch vụ, công tác phí, tổ chức các hội nghị, hội thảo...)

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

- Đối với các khoản tạm ứng: thời hạn xử lý trong 1 ngày làm việc

- Trường hợp thanh toán các khoản chi có hồ sơ đơn giản: thời hạn xử lý trong 1 ngày làm việc

- Trường hợp thanh toán khoản chi có hồ sơ phức tạp: Thời  hạn xử lý là ngày làm việc

- Trường hợp thanh toán tạm ứng: thời hạn xử lý tối đa là 03 ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý thanh toán

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Giấy rút dự toán ngân sách (mẫu C2-02/NS);

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước (mẫu C2-03/NS);

- Giấy nộp trả kinh phí (mẫu C2-05/NS);

Ban hành kèm theo Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

+ Đã có trong dự toán chi ngân sách nhà nước được giao;

+ Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;

+ Đã được cơ quan tài chính hoặc thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước hoặc người được uỷ quyền quyết định chi;

+ Có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách Nhà nước;

+ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

+ Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

+ Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2013 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.

+ Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

7. Thủ tục kiểm soảt chi từ tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục kiểm soảt chi từ tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước

Trình tự thực hiện

Các đơn vị thuộc đối tượng mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước; Khi thanh toán (hoặc tạm ứng) thì đơn vị gửi hồ sơ thanh toán cho Kho bạc Nhà nước tỉnh/Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước; Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm soát thanh toán

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ (Bản chính), bao gồm:

Tùy theo tính chất của từng khoản chi, từng loại tài khoản, tùy yêu cầu kiểm soát theo các quy định của pháp luật đối với các tài khoản tiền gửi (tài khoản tiền gửi đơn vị dự toán, tài khoản tiền gửi ban quản lý, tài khoản tạm thu tạm giữ, Tiền gửi khác của đơn vị sự nghiệp có thu, tiền gửi các quỹ, tài khoản tiền gửi khác...). Hồ sơ có thể bao gồm: Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi (Mẫu C4-09/KB) hoặc uỷ nhiệm chi chuyển khoản, chuyển tiền điện tử (Mẫu C4-02/KB); bảng kê chứng từ thanh toán (nếu có)

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

Ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp rút tiền mặt)

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Các tổ chức, đơn vị, cá nhân có mở tài khoản tiền gửi tại KBNN.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh/Sở Giao dịch KBNN.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý thanh toán

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ C4-02/KB Ủy nhiệm chi chuyển khoản, chuyền tiền điện tử

+ C4-09/KB Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi

(Ban hành kèm theo Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ Tài chinh vv đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách Nhà nước;

+ Pháp lệnh phí, lệ phí;

+ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

+ Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).

+ Quyết định số 759/QĐ-BTC 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).

+ Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi Ngân sách nhà nước qua KBNN

8. Thủ tục nhận gửi và bảo quản các loại tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá trị tại Kho bạc Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục nhận gửi và bảo quản các loại tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá trị tại Kho bạc Nhà nước

Trình tự thực hiện

*/ Nhận tài sản không qua kiểm định:

- Khi khách hàng mang tài sản đến gửi tại trụ sở Kho bạc Nhà nước, cán bộ KBNN thực hiện kiểm tra niêm phong tài sản, đảm bảo niêm phong không bị mất, rách, biến dạng các yếu tố ghi trên niêm phong như: Tên cơ quan gửi; họ tên, chữ ký của người đóng gói niêm phong (người gửi); ngày, tháng, năm gửi. Đối chiếu các yếu tố trên niêm phong với biên bản thu giữ, xác định từng gói niêm phong khớp đúng với từng vụ việc. KBNN không nhận bảo quản tài sản của nhiều vụ việc trong một gói niêm phong.

- KBNN thực hiện lập Biên bản giao nhận.

- KBNN hướng dẫn, chứng kiến người gửi tự đóng gói, niêm phong tài sản gửi theo đúng quy định. Trong gói niêm phong phải có biên bản giao nhận kèm theo. Đối với tài sản do các cơ quan chức năng tạm giữ đang chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, sau khi người gửi tự đóng gói, niêm phong; Ban quản lý kho cho gói đó vào túi, niêm phong lại và ký tên trên niêm phong. Mỗi túi bảo quản chỉ đựng tài sản tạm giữ của một vụ việc kèm theo hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến tài sản. Không đựng tài  sản nhiều vụ việc trong một túi bảo quản.

*/ Nhận tài sản qua kiểm định:

- Khi khách hàng mang tài sản đến gửi, KBNN mời cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm định và đánh giá giá trị tài sản tại trụ sở KBNN có sự chứng kiến của người gửi tài sản và cán bộ KBNN. Việc lập biên bản kiểm định do cơ quan chức năng thực hiện có chữ ký chứng kiến của người gửi tài sản và cán bộ KBNN.

- Sau khi tài sản đã được kiểm định, KBNN hướng dẫn, chứng kiến người gửi tự đóng gói và niêm phong; Ban quản lý kho cho gói đó vào túi, niêm phong lại và ký tên trên niêm phong. Mỗi túi bảo quản chỉ đựng tài sản tạm giữ của một vụ việc kèm theo hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến tài sản. Không đựng tài  sản nhiều vụ việc trong một túi bảo quản.

- KBNN lập Biên bản giao nhận và  làm thủ tục ký Hợp đồng bảo quản tài sản

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan KBNN cấp tỉnh nơi gửi, nhận bảo quản tài sản

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Công văn đề nghị - Mẫu số 01(đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức); Giấy đề nghị gửi tài sản – Mẫu số 02 (đối với cá nhân)|.

+ Bảng kê chi tiết tài sản gửi – Mẫu số 03

+ Quyết định của cấp có thẩm quyền;

+ Biên bản kiểm định số lượng, chất lượng;

+ Biên bản thu giữ tang vật;

+ Hồ sơ, giấy tờ liên quan đến tài sản gửi (nếu có);

+ Biên bản giao nhận tài sản – Mẫu số 04a;

+ Hợp đồng bảo quản – Mẫu số 05.

* Số lượng hồ sơ:   (bộ)

+ Biên bản giao nhận tài sản (04 bộ);

+ Hợp đồng bảo quản (03 bộ)

+ Các hồ sơ khác: 02 bộ (bên giao: 01 bộ, bên nhận: 01 bộ)

* Tất cả hồ sơ nêu trên đều phải gửi bản chính cho KBNN nơi nhận tài sản

Thời hạn giải quyết

Tối đa 02 giờ làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước Tỉnh

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước Tỉnh

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý nhận gửi tài sản

Phí, lệ phí (nếu có)

+ Đối với tài sản quý hiếm: 0,05% (năm phần vạn)/giá trị tài sản/tháng, nhưng tối thiểu không dưới 100.000 đồng/túi (gói)/tháng; tối đa không quá 1.000.000 đồng/túi (gói)/tháng.

+ Đối với giấy tờ có giá: 0,04% (bốn phần vạn) mệnh giá ghi trên giấy tờ có giá/1 tháng nhưng tối thiểu không dưới 80.000đ/túi (gói)/tháng; tối đa không quá 500.000 đồng/túi (gói)/tháng.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Công văn xin gửi tài sản – Mẫu số 01;

+ Giấy đề nghị gửi tài sản – Mẫu số 02;

+ Bảng kê chi tiết tài sản gửi – Mẫu số 03;

+ Biên bản giao nhận tài sản – Mẫu số 04a,

+ Hợp đồng bảo quản tài sản – Mẫu số 05.

(Ban hành theo Thông tư số 122/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Thông tư số 122/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý đối với các loại tài sản quý hiếm và giấy tờ có giá do KBNN nhận gửi và bảo quản.

9. Thủ tục giao tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá do Kho bạc Nhà nước nhận gửi và bảo quản

Thủ tục

Thủ tục giao tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá do Kho bạc Nhà nước nhận gửi và bảo quản

Trình tự thực hiện

- Khi khách hàng đến nhận tài sản, KBNN kiểm soát các giấy tờ và làm thủ tục xuất trả, lập Biên bản giao nhận tài sản.

- Trước khi trả tài sản KBNN yêu cầu bên gửi kiểm tra lại tình trạng và niêm phong của túi bảo quản. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ về tình trạng niêm phong thì hai bên cùng nhau xác nhận và lập biên bản. Bên gửi có quyền mời cơ quan giám định trước khi tự tay mở túi bảo quản để kiểm tra tài sản bên trong trước sự chứng kiến của KBNN.

Trường hợp khi kiểm tra thấy túi, gói mất niêm phong hoặc không còn nguyên vẹn thì hai bên phải mời đại diện cơ quan pháp luật đến chứng kiến việc giám định và trao tài sản.

- Đối với các trường hợp ký Hợp đồng bảo quản tài sản, sau khi trả lại tài sản, bên giao, bên nhận phải làm thủ tục thanh lý hợp đồng theo đúng quy định. Trường hợp bên gửi xin lấy lại một phần tài sản đã gửi trong một hợp đồng thì KBNN phải làm thủ tục xuất trả toàn bộ số tài sản của hợp đồng đó cho bên gửi, sau đó làm thủ tục nhận lại số tài sản muốn gửi tiếp. Quy trình làm thủ tục nhận lại như quy trình làm thủ tục gửi lần đầu.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan KBNN cấp tỉnh nơi gửi, nhận bảo quản tài sản.

Thành phần, số lượng hồ sơ

*/ Hồ sơ giao tài sản:

- Quyết định xuất tài sản thuộc quỹ dự trữ tài chính của Thủ tướng Chính phủ hoặc Thủ trưởng cơ quan được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền (đối với Quỹ dự trữ tài chính Trung ương) hoặc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với Quỹ dự trữ tài chính địa phương).

- Quyết định xử lý (bán, chuyển giao hoặc hình thức xử lý khác) tài sản đã có quyết định tịch thu sung quỹ hoặc xác lập quyền sở hữu Nhà nước của cấp có thẩm quyền.

- Quyết định xử lý (tịch thu, trưng mua, mua lại, trả lại) tài sản của cơ quan có thẩm quyền đối với tài sản tạm giữ chờ xử lý.

- Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc chuyển giao quản lý, bảo quản đối với các loại tài sản khác Nhà nước giao cho KBNN quản lý.

*/ Các giấy tờ khác:

- Chứng minh nhân dân của người nhận tài sản.

- Công văn đề nghị (đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức) theo Mẫu số 06

- Giấy xác nhận quyền thừa kế theo quy định của pháp luật (đối với cá nhân nhận tài sản thừa kế).

- Giấy uỷ quyền (trong trường hợp uỷ quyền - trừ trường hợp đã được ủy quyền tại Công văn đề nghị, theo Mẫu số 06).

*/ Số lượng hồ sơ:  (bộ)

- Đối với biên bản giao nhận tài sản: 03 bộ

- Các hồ sơ khác : 02 bộ (bên giao: 01 bộ; bên nhận: 01 bộ)

* Tất cả hồ sơ nêu trên đều phải gửi bản chính cho KBNN nơi giao tài sản.

Thời hạn giải quyết

Tối đa 02 giờ làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Cơ quan, đơn vị, tổ chức; Cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước Tỉnh

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước Tỉnh

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý giao tài sản cho tổ chức hoặc cá nhân gửi

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Công văn đề nghị nhận tài sản – Mẫu số 06;

+ Biên bản giao nhận tài sản – Mẫu số 04b.

Ban hành theo Thông tư số 122/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Thông tư số 122/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý đối với các loại tài sản quý hiếm và giấy tờ có giá do KBNN nhận gửi và bảo quản.

10. Thủ tục nộp tiền vi phạm hành chính qua Kho bạc Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục nộp tiền vi phạm hành chính qua Kho bạc Nhà nước

 

Trình tự thực hiện

Cá nhân, tổ chức nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan chức năng; người vi phạm hành chính đến cơ quan Kho bạc Nhà nước nộp tiền theo quyết định xử phạt

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại KBNN cấp tỉnh

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Trường hợp nộp bằng tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền.

- Trường hợp nộp bằng chuyển khoản tại Kho bạc Nhà nước: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền và Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước (mẫu C1-02/NS), hoặc Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước bằng ngoại tệ (mẫu C1-03/NS), hoặc Bảng kê nộp thuế (mẫu 01/BKNT) - trường hợp đơn vị Kho bạc Nhà nước đã tham gia Hệ thống thông tin thu nộp thuế, hoặc Uỷ nhiệm chi (mẫu số C4-02/KB) - trường hợp nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

* Số lượng hồ sơ: 1 (bộ)

Thời hạn giải quyết

Trong ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức và cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước Tỉnh

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước Tỉnh

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Biên lai thu phạt, Giấy nộp tiền có xác  nhận

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước: Mẫu  C1- 02/NS; Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước bằng ngoại tệ: Mẫu C1- 03/NS ; Bảng kê nộp thuế: Mẫu 01/BKNT ; Uỷ nhiệm chi: Mẫu C4-02/KB ban hành kèm Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002

+ Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội:

+ Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội số 04/2008/PL-UBTVQH12 ngày 2/4/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính

+ Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội số 31/2007/PL-UBTVQH11 ngày 08/3/2007 sửa đổi một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính

+ Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02/7/2002 về việc xử lý vi phạm hành chính

+ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước

+ Nghị định số 67/2008/NĐ-CP ngày 29/5/2008 sửa đổi, bổ sung khoản 3 điều 42 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

+ Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

+ Nghị định số 124/2005/NĐ-CP ngày 6/10/2005 Quy định về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính

+ Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).

+ Thông tư số 47/2006/TT-BTC ngày 31/5/2006 hướng dẫn thi hành Nghị định 124/2005/NĐ-CP ngày 6/10/2005 của Chính phủ quy định về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp vi phạm hành chính

+ Thông tư số 89/2007/TT-BTC ngày 25/7/2007 hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa

+ Thông tư liên tịch số 100/2008/TTLT-BTC-BGTVT-BCA-BTP-NHNNVN ngày 6/11/2008 hướng dẫn thi hành Khoản 2 điều 47 Nghị định 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

11. Thủ tục thanh toán vốn Chương trình 5 triệu héc ta rừng

Thủ tục

Thủ tục thanh toán vốn Chương trình 5 triệu héc ta rừng

Trình tự thực hiện

Chủ đầu tư dự án thuộc chương trình 5 triệu héc ta rừng mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; Khi có khối lượng thanh toán (hoặc tạm ứng) thì chủ đầu tư gửi hồ sơ thanh toán (hoặc tạm ứng) cho Kho bạc Nhà nước địa phương cùng giấy đề nghị thanh toán; Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm soát thanh toán

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại KBNN cấp tỉnh

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ (ngoài hồ sơ mở tài khoản), bao gồm:

Hồ sơ gửi lần đầu:

- Quyết định đầu tư hoặc phê duyệt báo cáo kinh tế- kỹ thuật của cấp có thẩm quyền; các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có) hoặc kế hoạch trồng cây phân tán được Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; kế hoạch duy tu bảo dưỡng năm được Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt (bản chính hoặc bản sao y).

- Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế- kỹ thuật (bản chính hoặc bản sao y);

- Kế hoạch vốn năm do cấp có thẩm quyền giao hoặc kế hoạch vốn hỗ trợ đầu tư của Uỷ ban nhân dân tỉnh,

- Các văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu.

- Dự toán chi tiết của từng hạng mục (bản chính hoặc bản sao y).

- Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu hoặc với các hộ dân/nhóm hộ (bản chính hoặc bản sao y)

- Danh sách các hộ tham gia trồng rừng đã được Uỷ ban nhân dân huyện duyệt.

Hồ sơ tạm ứng vốn:

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;

- Giấy rút vốn đầu tư;

- Trường hợp trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng thì phải gửi: Bảo lãnh tiền tạm ứng.

Hồ sơ thanh toán:

- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng.

- Bảng kê tổng hợp kết quả giá trị khối lượng được nghiệm thu theo mẫu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn (riêng đối với chi phí khoán bảo vệ rừng)

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư

- Giấy rút vốn đầu tư

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có)

* Đối với trợ cấp gạo cho đồng bào thiểu số:

Hồ sơ tạm ứng vốn:

- Dự án cơ sở được cấp có thẩm quyền duyệt (bản chính hoặc sao y)

- Kế hoạch vốn hoặc dự toán kinh phí trợ cấp gạo được cấp có thẩm quyền giao (bản chính hoặc sao y)

- Danh sách các hộ gia đình đăng ký trợ cấp gạo được duyệt; danh sách hộ và số lượng gạo trợ cấp cho các hộ do chủ đầu tư lập (bản chính hoặc sao y).

- Quyết định lựa chọn nhà thầu cung cấp gạo hoặc văn bản giao nhiệm vụ mua, vận chuyển gạo (bản chính hoặc sao y)

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư

- Giấy rút vốn đầu tư

Hồ sơ thanh toán vốn:

- Danh sách hộ gia đình đã triển khai trồng rừng và nhận trợ cấp gạo có xác nhận, chữ ký của các hộ gia đình; chữ ký, dấu của chủ đầu tư; chữ ký, dấu xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã;

- Bảng kê chứng từ có liên quan đến việc mua, vận chuyển gạo.

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư

- Giấy rút vốn đầu tư

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

+ Đối với tạm ứng vốn: 2 ngày làm việc

+ Đối với thanh toán vốn từng lần: 2 ngày làm việc

+ Đối với thanh toán vốn lần cuối: 7 ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức và cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước Tỉnh

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước Tỉnh

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý thanh toán

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy rút vốn đầu tư theo mẫu C3-01/NS ; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư theo mẫu Mẫu số C3-02/NS; giấy nộp trả vốn đầu tư theo mẫu C3-03/NS kèm theo Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư phụ lục 05 ban hành tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002.

+ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004

+ Nghị quyết của Quốc Hội nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 2 về dự án trồng mới 5 triệu ha rừng

+ Nghị quyết số 73/2006/QH11 Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 10 về việc điều chỉnh chỉ tiêu, nhiệm vụ của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trong giai đoạn 2006 - 2010.

+ Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 5 năm 1998 của Chính phủ

+ Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng

+ Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/72004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.

+ Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên.

+ Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015

+ Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

+ Thông tư số 89/2008/TT-BTC ngày 15/10/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, thanh toán vốn ngân sách nhà nước cho dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng.

+ Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 3/4/2007 và Thông tư số 130/2007/TT-BTC ngày 2/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN.

+ Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BNN-BKH - BTC ngày 2/5/2008 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2007 – 2010.

+ Thông tư liên tịch số 52/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 14/4/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính về hướng dẫn trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở miền núi trồng rừng thay thế nương rẫy.

+ Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-BNN-KHĐT-TC ngày 23/6/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất.

+ Công văn số 424 /Kho bạc Nhà nước-KHTH ngày 19/3/2009 hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

+ Quyết định số 297/QĐ-Kho bạc Nhà nước ngày 18/5/2007 và Quyết định số 1539/QĐ-Kho bạc Nhà nước ngày 11/12/2007 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước hướng dẫn về quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.

12. Thủ tục thanh toán vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Thủ tục

Thủ tục thanh toán vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Trình tự thực hiện

Chủ đầu tư dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; Khi có khối lượng thanh toán thì chủ đầu tư gửi hồ sơ thanh toán (tạm ứng) đến Kho bạc Nhà nước địa phương cùng giấy đề nghị thanh toán; Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm soát thanh toán

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Sở Giao dịch KBNN

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ (ngoài hồ sơ mở tài khoản), bao gồm:

* Đối với vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư

Hồ sơ gửi lần đầu:

- Dự án đầu tư hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật (bản chính hoặc sao y);

- Quyết định đầu tư hoặc phê duyệt Báo cáo kinh tế- kỹ thuật của cấp có thẩm quyền (bản chính hoặc sao y);

- Các văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu.

- Dự toán chi tiết của từng hạng mục (bản chính hoặc sao y)

- Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu (bản chính hoặc sao y)

- Kế hoạch vốn năm do cấp có thẩm quyền giao

Hồ sơ tạm ứng vốn:

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.

- Giấy rút vốn đầu tư.

- Trường hợp trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng thì phải gửi: Bảo lãnh tiền tạm ứng.

Hồ sơ thanh toán:

- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng (bản chính hoặc sao y)

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.

- Giấy rút vốn đầu tư.

* Đối với chi thường xuyên:

- Dự toán được duyệt (bản chính hoặc sao y)

- Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng;

- Giấy nộp trả kinh phí (nếu có).

Đối với chi thanh toán cá nhân

- Bảng đăng ký biên chế, quỹ tiền lương, sinh hoạt phí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt;

- Bảng tăng giảm biên chế, quỹ tiền lương, sinh hoạt phí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt. Đối với thuê lao động là hợp đồng lao động với các nội dung ghi trong hợp đồng.

Đối với chi nghiệp vụ chuyên môn, khoản chi thường xuyên khác: Các hồ sơ chứng từ có liên quan như hợp đồng, hoá đơn, giấy thanh toán.

Đối với chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm việc, sữa chữa tài sản cố định:

- Dự toán chi tiết cho việc mua sắm sửa chữa được cơ quan cấp trên phê duyệt;

- Các văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu.

- Hợp đồng mua sắm (bản chính hoặc sao y).

- Phiếu báo giá với những trường hợp mua sắm nhỏ không có hợp đồng;

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

+ Đối với tạm ứng vốn: 2 ngày làm việc

+ Đối với thanh toán vốn từng lần: 2 ngày làm việc

+ Đối với thanh toán vốn lần cuối: 7 ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức và cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước Tỉnh hoặc Sở Giao dịch KBNN

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước Tỉnh hoặc Sở Giao dịch KBNN

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý thanh toán

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư phụ lục 05 ban hành tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính.

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư theo mẫu số C3-02/NS; giấy rút dự toán ngân sách theo mẫu C2-02/NS; giấy đề nghị thanh toán tạm ứng theo mẫu C2-03/NS; giấy nộp trả kinh phí theo mẫu C2-05/NS; giấy rút dự toán ngân sách bằng ngoại tệ theo mẫu C2-06/NS; giấy đề nghị thanh toán tạm ứng bằng ngoại tệ theo mẫu C2-08/NS; giấy rút vốn đầu tư theo mẫu C3-01/NS; giấy nộp trả vốn đầu tư theo mẫu C3-04/NS ban hành theo Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

+ Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách theo mẫu C2-10/NS ban hành kèm Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002

+ Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước

+ Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg về việc quản lý và điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành

+ Quyết định số 07/2008/QĐ-TTg ngày 10/1/2008 (chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo đến năm 2010).

+ Quyết định số 233/2006/QĐ-TTg ngày 18/10/2006 (Chương trình Quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đến năm 2010)

+ Quyết định số 147/2000/QĐ-TTG ngày 22/12/2000 (CT dân số)

+ Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 (CT xoá đói giảm nghèo)

+ Quyết định số 125/2007/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

+ Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2000 phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020

+ Quyết định số 170/2007/QĐ-TTg ngày  08/11/2007 về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình giai đoạn 2006 - 2010

+ Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/72004 về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.

+ Quyết định số 38/2000/QĐ-TTg ngày 24/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 531/TTg ngày 8/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ về quản lư các chương tŕnh mục tiêu quốc gia

+ Quyết định 30/2005/QĐ-BTC  ngày 26/5/2005 của Bộ Tài chính ban hành Chế độ mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước

+ Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).

+ Thông tư số 78/2000/TT-BTC về việc hướng dẫn kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo, ban quản lý chương trình mục tiêu quốc gia do Bộ Tài chính ban hành.

+ Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 3/4/2007 và Thông tư số 130/2007/TT-BTC ngày 2/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN

+ Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

+ Thông tư số 99/2007/TT-BTC ngày 10/8/2007 HD cơ chế tài chính thực hiện công tác định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Thông tư số 121 /2004/TT - BTC ngày 16/12/2004 HD công tác lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn NSNN thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Thông tư liên tịch số  92/2003/TTLT/BTC-LĐTBXH ngày 25/9/2003 HD quản lý tài chính đối với Dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục - Đào tạo

+ Thông tư liên tịch số 70/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 26/6/2007  hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đến năm 2010.

+ Thông tư liên tịch số 102/2007/TTLT/BTC-BLDTBXH ngày 20/8/2007 Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo

+ Thông tư liên tịch số 66/2003/TTLT/BTC-NN&PTNT ngày 3/7/2003 hướng dẫn quản lý, cấp phát và quyết toán kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

+ Công văn 13116/BTC-TCĐN ngày 28/9/2007 huong dan CTMT-Nuoc sach (vốn viện trợ Chính phủ Phần Lan)

+ Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.

+ Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

13. Thủ tục thanh toán vốn Chương trình 135 giai đoạn II

Thủ tục

Thủ tục thanh toán vốn Chương trình 135 giai đoạn II

Trình tự thực hiện

Chủ đầu tư dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; Khi có khối lượng thanh toán thì chủ đầu tư gửi hồ sơ thanh toán (tạm ứng) cho Kho bạc Nhà nước tỉnh nơi mở tài khoản thanh toán (tạm ứng) cùng giấy đề nghị thanh toán; Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện việc kiểm soát thanh toán vốn cho dự án

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ (ngoài hồ sơ mở tài khoản), bao gồm:

Hồ sơ gửi lần đầu:

- Dự án đầu tư hoặc Báo cáo kinh tế- kỹ thuật (bản chính hoặc sao y);

- Quyết định đầu tư hoặc phê duyệt Báo cáo kinh tế- kỹ thuật của cấp có thẩm quyền (bản chính hoặc sao y);

- Các văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu

- Dự toán chi tiết của từng hạng mục (bản chính hoặc sao y)

- Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu (bản chính hoặc sao y)

- Kế hoạch vốn năm do cấp có thẩm quyền giao

Hồ sơ tạm ứng vốn:

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.

- Giấy rút vốn đầu tư.

- Trường hợp trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng thì phải gửi: Bảo lãnh tiền tạm ứng.

Hồ sơ thanh toán:

- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng (bản chính hoặc sao y)

 - Trường hợp thanh toán khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng: chủ đầu tư gửi bảng xác định giá trị khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng.

- Trường hợp thanh toán các khoản mua hàng hóa, nguyên vật liệu do chủ đầu tư mua trực tiếp của người dân mà không có hóa đơn bán hàng, thì chủ đầu tư căn cứ vào giấy biên nhận mua bán có xác nhận của trưởng thôn nơi bán để lập bảng kê thanh toán. Bảng kê thanh toán gửi KBNN phải có dấu xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã nơi mua hàng.

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.

- Giấy rút vốn đầu tư.

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có)

* Riêng các khoản chi đặc thù:

1. Chi đền bù giải phóng mặt bằng:

+ Hồ sơ tạm ứng: dự toán chi tiết

+ Hồ sơ thanh toán: biên bản xác nhận khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng đã thực hiện; bản danh sách ký nhận tiền của các hộ.

2. Thanh toán chi phí Ban QLDA hoặc kinh phí hoạt động ban chỉ đạo chương trình 135 tại tỉnh, huyện:

Chủ đầu tư được mở tài khoản tiền gửi chi phí quản lý dự án để nhận và sử dụng kinh phí quản lý (trường hợp quản lý nhiều dự án, công trình), hoặc thanh toán trực tiếp từ tài khoản thanh toán vốn của dự án, công trình.

+ Hồ sơ tạm ứng: dự toán chi phí Ban QLDA (nếu lập thành dự toán riêng)

+ Hồ sơ thanh toán: bảng kê chứng từ (hoặc bảng kê thanh toán trong trường hợp chi mua sắm nhỏ lẻ, không có điều kiện lập chứng từ); uỷ nhiệm chi từ tài khoản tiền gửi, hoặc giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi, séc lĩnh tiền mặt (nếu chi từ tài khoản tiền gửi)

3. Duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng:

+ Hồ sơ tạm ứng (nếu có): Dự toán chi tiết cho công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình hạ tầng tại xã

+ Hồ sơ thanh toán gồm hợp đồng giữa UBND xã  với các tổ, đội thi công, nhóm hộ, bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành, có xác nhận của trưởng thôn, hoặc đại diện Ban giám sát xã.

4. Hỗ trợ học sinh con hộ nghèo:

+ Hồ sơ tạm ứng: dự toán kinh phí hỗ trợ học sinh được cấp có thẩm quyền giao cho đơn vị mình, giấy rút dự toán, danh sách học sinh thuộc diện được hỗ trợ có xác nhận của UBND xã

+ Hồ sơ thanh toán tạm ứng: trường (hoặc xã) lập và gửi Kho bạc Nhà nước danh sách học sinh được nhận tiền, có xác nhận của Ban giám hiệu nhà trường và đại diện hội phụ huynh học sinh; trường hợp hỗ trợ bằng hiện vật (dụng cụ học tập, hỗ trợ suất ăn cho học sinh) thì có xác nhận của Ban giám hiệu nhà trường và đại diện hội phụ huynh học sinh về tổng giá trị hiện vật đã hỗ trợ.

5. Hỗ trợ hộ nghèo cải thiện vệ sinh môi trường

+ Hồ sơ tạm ứng: dự toán chi tiết; hợp đồng với đơn vị nhận thầu thi công hoặc người cung ứng hàng hóa

+ Hồ sơ thanh toán: giấy biên nhận mua hàng với các hộ, cá nhân, có xác nhận của trưởng thôn, bản nơi bán, lập bảng kê thanh toán; Bản danh sách các hộ nhận hỗ trợ ký nhận vật tư, có xác nhận của trưởng thôn (hoặc đại diện Ban giám sát xã) và xác nhận của UBND xã nơi có công trình hoặc hợp đồng và bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành, có ký nhận của các hộ dân và xác nhận của trưởng thôn, Ban giám sát xã và UBND xã.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

+ Đối với tạm ứng vốn: 2 ngày làm việc

+ Đối với thanh toán vốn từng lần: 2 ngày làm việc

+ Đối với thanh toán vốn lần cuối: 7 ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức và cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước Tỉnh

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước Tỉnh

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý thanh toán

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư phụ lục 05 ban hành tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính

+ Giấy rút vốn đầu tư theo mẫu C3-01/NS ; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư theo mẫu số C3-02/NS; giấy nộp trả vốn đầu tư theo mẫu C3-04/NS kèm theo Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002

+ Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước

+ Nghị quyết số 10/2005/NQ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 8/2005

+ Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg  ngày 10/01/2006  về Phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010.

+ Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc chương trình 135 giai đoạn II.

+ Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).

+ Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

+ Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 16/9/2008 của Liên Bộ hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II.

+ Công văn số 319/KBNN-KHTH ngày 4/3/2009 về việc hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn chương trình 135 giai đoạn II.

+ Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.

+ Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

14. Thủ tục kiểm soát chi thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP

Thủ tục

Thủ tục kiểm soát chi thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP

Trình tự thực hiện

Đơn vị thực hiện tự chủ mở tài khoản dự toán và tài khoản tiền gửi tại cơ quan Kho bạc Nhà nước; Khi có nhu cầu tạm ứng, thanh toán thì đơn vị gửi hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi cho Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch; Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm soát, thanh toán

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Sở Giao dịch KBNN

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ gửi lần đầu:

- Quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính (bản chính hoặc bản sao);

- Dự toán chi ngân sách nhà nước (bản chính);

- Quy chế chi tiêu nội bộ (bản chính);

Hồ sơ gửi khi tạm ứng (đối với các khoản chi được tạm ứng):

- Giấy rút dự toán (tạm ứng)

-  Hồ sơ, chứng từ liên quan đối với từng khoản chi.

Hồ sơ gửi khi thanh toán tạm ứng:

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng;

- Hồ sơ, chứng từ liên quan đối với từng khoản chi như trường hợp thanh toán trực tiếp.

Hồ sơ gửi khi thanh toán trực tiếp:

- Giấy rút dự toán (đối với chi từ tài khoản dự toán), uỷ nhiệm chi/giấy rút tiền mặt (đối với chi từ tài khoản tiền gửi);

- Hồ sơ, chứng từ liên quan đối với từng khoản chi:

+ Đối với các khoản chi thanh toán cá nhân: chi lương và phụ cấp lương  là  danh sách cán bộ, viên chức trong chỉ tiêu biên chế và hợp đồng trên một năm hưởng lương, phụ cấp (gửi một lần vào trước ngày 15 tháng 01 hàng năm); bảng tăng giảm biên chế, quỹ tiền lương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt gửi khi có phát sinh (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên là Quyết định của thủ trưởng đơn vị; đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên và đơn vị sự nghiệp do ngân sách đảm bảo kinh phí hoạt động là Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). Đối với các khoản chi lao động thuê ngoài như các khoản  tiền lương, tiền công, tiền nhuận bút là hợp đồng lao động của đơn vị với người lao động.

+ Đối với những khoản chi nghiệp vụ chuyên môn : hồ sơ, chứng từ liên quan đến từng khoản chi.

+ Đối với việc mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện, vật tư: văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu, hợp đồng mua bán hàng hoá dịch vụ, hoá đơn bán hàng, biên bản nghiệm thu

+ Đối với các khoản chi thường xuyên khác:  bảng kê chứng từ thanh toán có chữ ký của thủ trưởng, kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền; các hồ sơ, chứng từ khác có liên quan.               

+ Đối với các khoản chi phục vụ thu phí, lệ phí : hồ sơ, chứng từ liên quan đến từng khoản chi.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

Không quá 2 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Sở Giao dịch KBNN.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Sở Giao dịch KBNN

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý thanh toán

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước theo mẫu C2-02/NS; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng theo mẫu C2-03/NS; Giấy rút dự toán bằng ngoại tệ theo mẫu C2-06/NS; giấy đề nghị thanh toán tạm ứng bằng ngoại tệ theo mẫu C2-08/NS; Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi theo mẫu C4-09/KB kèm theo Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

+ Ủy nhiệm thu theo mẫu C4-01/KB ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002

+ Nghị định số 43/2006/NĐ- CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập

+ Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 6/9/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ,  tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính

+ Thông tư số 153/2007/TT-BTC ngày 17/12/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi một số điểm của Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiệnnhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính

+ Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ

+ Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 71/2006/TT-BTC

+ Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

+ Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).

15. Thủ tục Kiểm soát chi thường xuyên đối với các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP

Thủ tục

Thủ tục Kiểm soát chi thường xuyên đối với các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP

Trình tự thực hiện

Đơn vị thực hiện tự chủ mở tài khoản dự toán và tài khoản tiền gửi tại cơ quan Kho bạc Nhà nước; Khi có nhu cầu tạm ứng, thanh toán thì đơn vị gửi hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi cho Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch; Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm soát, thanh toán

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Sở Giao dịch KBNN

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

Hồ sơ gửi vào đầu năm ngân sách:

- Dự toán chi ngân sách nhà nước (bản chính);

- Quy chế chi tiêu nội bộ và Quy chế quản lý sử dụng tài sản công (gửi vào năm đầu thực hiện chế độ tự chủ và gửi khi có bổ sung, sửa đổi) (bản chính);

Hồ sơ gửi khi tạm ứng (đối với các khoản chi được tạm ứng):

- Giấy rút dự toán (tạm ứng);

- Hồ sơ chứng từ liên quan đối với từng khoản chi.

Hồ sơ gửi khi thanh toán tạm ứng:

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng;

- Hồ sơ, chứng từ liên quan đối với từng khoản chi như trường hợp thanh toán trực tiếp.

Hồ sơ gửi khi thanh toán trực tiếp:

- Giấy rút dự toán (đối với chi từ tài khoản dự toán), Uỷ nhiệm chi/ giấy rút tiền mặt (đối với chi từ tài khoản tiền gửi);

- Hồ sơ, chứng từ liên quan đối với từng khoản chi, cụ thể:

+ Đối với các khoản chi thanh toán cá nhân: chi lương và phụ cấp lương  là danh sách những người hưởng lương (gửi lần đầu vào đầu năm), bảng tăng giảm biên chế, quỹ tiền lương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (gửi theo từng lần thanh toán nếu có phát sinh). Đối với các khoản chi lao động thuê ngoài như các khoản  tiền lương, tiền công, tiền nhuận bút là hợp đồng lao động của đơn vị với người lao động.

+ Đối với những khoản chi nghiệp vụ chuyên môn là hồ sơ, chứng từ liên quan đến từng khoản chi.

+ Đối với việc mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện, vật tư là văn bản lựa chọn nhà thầu theo Luật đấu thầu, hợp đồng mua bán hàng hoá dịch vụ, hoá đơn bán hàng và các hồ sơ, chứng từ khác có liên quan.           

+ Đối với các khoản chi thường xuyên khác là bảng kê chứng từ thanh toán có chữ ký của thủ trưởng, kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền; các hồ sơ, chứng từ khác có liên quan.   

+ Đối với các khoản chi phục vụ thu phí, lệ phí là hồ sơ liên quan đến từng khoản chi.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

Không quá 2 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Sở Giao dịch KBNN.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Sở Giao dịch KBNN

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý thanh toán

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước theo mẫu C2-02/NS; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng theo mẫu C2-03/NS; Giấy rút dự toán bằng ngoại tệ theo mẫu C2-06/NS; giấy đề nghị thanh toán tạm ứng bằng ngoại tệ theo mẫu C2-08/NS; Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi theo mẫu C4-09/KB kèm theo Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

+ Ủy nhiệm thu theo mẫu C4-01/KB ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002

+ Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước

+ Thông tư số 18/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 13/3/2006Hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng  biên chế và kinh phí quản lý hành chính

+ Thông tư số 84/2007/TT-BTC ngày 17/7/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi một số điểm của Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế dộ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính

+ Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006Hướng  dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005  của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước

+ Thông tư số liên tịch số 71/2007/TTLT-BTC-BNV ngày 26/6/2007 hướng dẫn sửa đổi Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước

+ Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).

+ Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

16. Thủ tục nộp thuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục nộp thuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Trình tự thực hiện

+ Bước 1: Người nộp mang thông báo thu của cơ quan có thẩm quyền đến Kho bạc Nhà nước được ghi trong thông báo thu (hoặc Kho bạc Nhà nước, ngân hàng nơi người nộp mở tài khoản) để thực hiện nộp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản tạm thu, tạm giữ của cơ quan thu hoặc vào ngân sách nhà nước.

+ Bước 2: Kho bạc nhà nước hạch toán và trả lại 01 liên Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (mẫu C1-02/NS), hoặc Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ (mẫu C1-03/NS), hoặc Bảng kê nộp thuế (mẫu 01/BKNT) trong trường hợp Kho bạc Nhà nước đã tham gia Hệ thống thông tin thu nộp thuế

Cách thức thực hiện

Nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh (hoặc cấp huyện)

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ:

- Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (mẫu C1-02/NS), hoặc Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ (mẫu C1-03/NS), hoặc Bảng kê nộp thuế (mẫu 01/BKNT) trong trường hợp Kho bạc Nhà nước đã tham gia Hệ thống thông tin thu nộp thuế.

- Thông báo thu của cơ quan có thẩm quyền.

* Số lượng hồ sơ: 01

Thời hạn giải quyết

Trong ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

+ Cơ quan phối hợp (nếu có): cơ quan Thuế, Hải quan, ngân hàng

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Giấy nộp tiền có xác nhận

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước: Mẫu  C1- 02/NS; Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước bằng ngoại tệ: Mẫu C1- 03/NS ; Uỷ nhiệm chi: Mẫu C4-02/KB ban hành kèm Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

+ Bảng kê nộp thuế: Mẫu 01/BKNT ban hành theo Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy trình tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa Kho bạc Nhà nước - Tổng cục Thuế - Tổng cục Hải quan và các ngân hàng thương mại.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002

- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước

- Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

- Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy trình tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa Kho bạc Nhà nước - Tổng cục Thuế - Tổng cục Hải quan và các ngân hàng thương mại.

- Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

17. Thủ tục hoàn thuế, các khoản đã thu bằng tiền mặt qua cơ quan Kho bạc Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục hoàn thuế, các khoản đã thu bằng tiền mặt qua cơ quan Kho bạc Nhà nước

Trình tự thực hiện

Cá nhân, tổ chức sau khi nộp hồ sơ hoàn thuế tại cơ quan thu, cơ quan thu đối chiếu, lập lệnh hoàn trả các khoản đã thu. Căn cứ vào Lệnh hoàn trả khoản thu, Kho bạc Nhà nước thực hiện hoàn trả theo quy định

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN (mẫu C1-04/NS)

 Riêng đối với trường hợp hoàn trả các khoản thu không do cơ quan Thuế, Hải quan quản lý, thì người được hoàn trả còn phải bổ sung thêm: Chứng từ nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước (bản sao) cùng bản chính (để đối chiếu).

- Chứng minh thư nhân dân của người nhận tiền hoàn trả.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

Trong ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý hoặc không đồng ý thanh toán

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002

+ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006

+ Luật thuế xuất nhập khẩu số 45/2005/QH11

+ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008

+ Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 3/6/2008

+ Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007

+ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước

+ Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân

+ Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế

+ Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 8/12/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành thuế xuất nhập khẩu

+ Nghị định số 123/2008/NĐ-CP  ngày 08  tháng  12  năm 2008 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng

18. Thủ tục quy trình phát hành trái phiếu bằng chuyển khoản

Thủ tục

Thủ tục quy trình phát hành trái phiếu bằng chuyển khoản

Trình tự thực hiện

+ Khi khách hàng đến yêu cầu phát hành, cán bộ giao dịch tìm giấy báo có trên máy tính và làm các thủ tục phát hành cần thiết.

+ Cán bộ giao dịch in phiếu phát hành và yêu cầu khách hàng ký tên vào cuống trái phiếu và phiếu phát hành, cắt rời phần thân và cuống; giao phần thân trái phiếu cho khách hàng

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

Thành phần, số lượng hồ sơ

+ CMND của khách hàng

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

Ngay khi có khách hàng đến yêu cầu và hoàn thành hồ sơ về việc phát hành

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Phát hành tờ trái phiếu

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

+ Quyết định số 61/2002/QĐ-BTC ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Quyết định số 1049/QĐ-KBNN ngày 14/12/2006  của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành “Quy trình quản lý phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

19. Thủ tục Quy trình phát hành trái phiếu bằng tiền mặt

Thủ tục

Thủ tục Quy trình phát hành trái phiếu bằng tiền mặt

Trình tự thực hiện

+ Khách hàng xuất trình Giấy chứng minh nhân dân (CMND) và đề nghị tổng số tiền cùng các loại mệnh giá cần mua (trường hợp mua trái phiếu không ghi tên thì không cần xuất trình CMND)

+ Cán bộ giao dịch nhận tiền và thực hiện thủ tục phát hành, in phiếu phát hành và yêu cầu khách hàng ký mẫu vào cuống trái phiếu (đối với loại có ghi tên) và phiếu phát hành.

+ Cán bộ giao dịch giao phần thân trái phiếu và trả CMND cho khách hàng.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

Thành phần, số lượng hồ sơ

+ CMND của khách hàng (đối với trái phiếu ghi tên)

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

Ngay khi có yêu cầu của khách hàng

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Phát hành tờ trái phiếu

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

+Quyết định số 61/2002/QĐ-BTC ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Quyết định số 1049/QĐ-KBNN ngày 14/12/2006  của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành “Quy trình quản lý phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

20. Thủ tục thanh toán trái phiếu có ghi tên (cả ngoại tệ và nội tệ)

Thủ tục

Thủ tục thanh toán trái phiếu có ghi tên (cả ngoại tệ và nội tệ)

Trình tự thực hiện

* Thanh toán bằng tiền mặt: Khách hàng viết phiếu đề nghị thanh toán. Chuyển phiếu đề nghị thanh toán, trái phiếu cùng các giấy tờ liên quan (nếu có) cho cán bộ giao dịch. Cán bộ giao dịch kiểm tra trái phiếu và làm các thủ tục thanh toán (khi đủ điều kiện), in phiếu thanh toán và yêu cầu khách hàng ký nhận lên phiếu thanh toán, trả tiền và CMND cho khách hàng.

* Thanh toán bằng chuyển khoản: Khách hàng viết phiếu đề nghị thanh toán ghi rõ thanh toán bằng chuyển khoản, đơn vị, cá nhân nhận tiền; số hiệu tài khoản; nơi mở tài khoản Chuyển phiếu đề nghị thanh toán, CMND, các giấy tờ liên quan (nếu có) cho cán bộ giao dịch. Cán bộ giao dịch kiểm tra trái phiếu và làm các thủ tục thanh toán (khi đủ điều kiện), in 02 phiếu thanh toán và yêu cầu khách hàng ký nhận lên phiếu thanh toán, trả CMND và một liên phiếu thanh toán cho khách hàng.

* Thanh toán trái phiếu ghi tên mệnh giá nhỏ

Khách hàng thanh toán các tờ trái phiếu loại ghi tên, mệnh giá từ 500.000 đồng trở xuống (bao gồm cả loại 500.000 đồng), chưa làm thủ tục chuyển nhượng (mua bán, tặng, cho) hoặc ủy nhiệm thanh toán, khách hàng xuất trình CMND, sau khi đối chiếu các thông tin trên tờ trái phiếu với hồ sơ gốc:

+ Trường hợp tổng mệnh giá trái phiếu thanh toán của khách hàng từ 1.000.000 đồng trở xuống, đề nghị khách hàng điền các yếu tố và ký vào giấy cam đoan và thanh toán cho khách hàng.

+ Trường hợp tổng mệnh giá trái phiếu thanh toán của khách hàng trên 1.000.000 đồng, khách hàng phải làm đơn đề nghị thanh toán trái phiếu Chính phủ có xác nhận nơi cư trú của UBND cấp xã gửi KBNN, sau đó thanh toán cho khách hàng.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thanh toán trái phiếu có ghi tên (tiền mặt, chuyển khoản): phiếu đề nghị thanh toán, CMND của người có tên trên tờ trái phiếu và một trong những giấy tờ dưới đây (tuy từng trường hợp cụ thể):

+ Giấy uỷ nhiệm thanh toán trong trường hợp thanh toán hộ

+ Giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị trong trường hợp cơ quan, đơn vị cử người đại diện đến KBNN thanh toán trái phiếu

+ Giấy giải chấp của tổ chức nhận cầm cố trái phiếu, trong trường hợp trái phiếu được dùng cầm cố.

+ Các giấy tờ liên quan đến thừa kế trái phiếu trong trường hợp thừa kế.

+ Đề nghị thanh toán trái phiếu có ghi tên trong trường hợp bị mất hoặc tờ trái phiếu bị biến dạng, không còn giữ được hình dạng, nội dung ban đầu.

* Thanh toán trái phiếu có ghi tên mệnh giá nhỏ: CMND và một trong những giấy tờ dưới đây (tùy từng trường hợp cụ thể):

+ Giấy cam đoan.

+ Đơn đề nghị thanh toán trái phiếu Chính phủ có xác nhận nơi cư trú của UBND cấp xã.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

Ngay khi có khách hàng đến yêu cầu về việc thanh toán

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Thanh toán tờ trái phiếu.

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy cam đoan quy định tại Công văn số 2297/KBNN-HĐV ngày 18/11/2008 của Tổng giám đốc KBNN về việc thanh toán trái phiếu loại ghi tên, mệnh giá nhỏ.

+ Phiếu đề nghị thanh toán trái phiếu (mẫu 02 đính kèm) quy định tại Công văn số 548 /KBNN-HĐV ngày 10/4/2009 của Kho bạc Nhà nước về việc hướng dẫn thanh toán trái phiếu Chính phủ năm 2004.

+ Phiếu thanh toán trái phiếu ngoại tệ (mẫu 01 đính kèm) quy định tại Công văn số  549 /KBNN-HĐV ngày 10/4/2009 của Kho bạc Nhà nước về việc hướng dẫn thanh toán trái phiếu ngoại tệ năm 2004

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

+ Trái phiếu là thật, do KBNN phát hành.

+ Trái phiếu không bị tẩy xóa, sửa chữa chữ và số.

+ Trái phiếu còn nguyên vẹn. Nếu bị mất một phần hoặc biến dạng không còn giữ được hình dạng, nội dung ban đầu, KBNN có thể giải quyết thanh toán nhưng phải đảm bảo đủ các điều kiện tương tự như trái phiếu có ghi tên báo mất.

+ Trái phiếu đến hạn thanh toán (gốc, lãi) hoặc thanh toán trước hạn theo đúng quy định của KBNN.

+ Các yếu tố trên tờ trái phiếu (tên người mua, địa chỉ, số CMND, ngày mua, số tiền mua, chữ ký mẫu) khớp đúng với thông tin lưu tại Kho bạc Nhà nước.

+ Trường hợp đã được bán, tặng cho, để lại, thừa kế hoặc ủy nhiệm thanh toán phải có đủ các giấy tờ hợp lệ theo quy định.

+ Trái phiếu chưa được thanh toán tại bất kỳ đơn vị KBNN nào trên phạm vi cả nước.

+ Trái phiếu không ở tình trạng phong tỏa, không bị cơ quan công an theo dõi điều tra.

+ Đề nghị thanh toán trái phiếu Chính phủ có xác nhận nơi cư trú của UBND cấp xã.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

+ Quyết định số 61/2002/QĐ-BTC ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Thông tư số 32/2004/TT-BTC ngày 12/4/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phát hành trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Quyết định số 1049/QĐ-KBNN ngày 14/12/2006  của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành “Quy trình quản lý phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Công văn số 2297/KBNN-HĐV ngày 18/11/2008 của Tổng giám đốc KBNN về việc thanh toán trái phiếu loại ghi tên, mệnh giá nhỏ.

+ Công văn số  549 /KBNN-HĐV ngày 10/4/2009 của Kho bạc Nhà nước

+ Công văn số  548 /KBNN-HĐV ngày 10/4/2009 của Kho bạc Nhà nước

21. Thủ tục thanh toán trái phiếu không ghi tên (cả ngoại tệ và nội tệ)

Thủ tục

Thủ tục thanh toán trái phiếu không ghi tên (cả ngoại tệ và nội tệ)

Trình tự thực hiện

+ Thanh toán bằng tiền mặt

Khách hàng viết phiếu đề nghị thanh toán, chuyển phiếu đề nghị thanh toán cùng tờ trái phiếu cho cán bộ giao dịch. Cán bộ giao dịch kiểm tra hiệu lực thanh toán qua chương trình quản lý trái phiếu và kiểm tra tính thật giả của tờ trái phiếu sau đó in phiếu thanh toán và yêu cầu khách hàng ký nhận lên phiếu thanh toán, trả tiền và CMND cho khách hàng.

+ Thanh toán bằng chuyển khoản

Khách hàng viết phiếu đề nghị thanh toán ghi rõ thanh toán bằng chuyển khoản, đơn vị, cá nhân nhận tiền; số hiệu tài khoản; nơi mở tài khoản. Chuyển phiếu đề nghị thanh toán cho cán bộ giao dịch. Bằng nghiệp vụ cán bộ giao dịch kiểm tra tờ trái phiếu, nếu đủ điều kiện thì in 02 phiếu thanh toán và yêu cầu khách hàng ký nhận lên phiếu thanh toán, trả 01 liên phiếu thanh toán, CMND cho khách hàng

Cách thức thực hiện

+ Đối với trái phiếu phát hành bằng ngoại tệ, thanh toán trực tiếp tại trụ sở  Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu

+ Đối với trái phiếu phát hành bằng đồng Việt Nam, thanh toán tại tất cả các đơn vị Kho bạc Nhà nước trên toàn quốc

Thành phần, số lượng hồ sơ

+ Phiếu đề nghị thanh toán

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

Ngay khi có khách hàng đến yêu cầu về việc thanh toán

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Thanh toán tờ trái phiếu.

Phí, lệ phí (nếu có)

Phí chuyển tiền gốc, lãi trái phiếu vào tài khoản theo yêu cầu của chủ sở hữu trái phiếu do chủ sở hữu trả bằng mức phí thanh toán qua ngân hàng quy định tại Thông tư số 32/2004/TT-BTC ngày 12/4/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phát hành trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Phiếu đề nghị thanh toán trái phiếu (mẫu số 02 đính kèm) quy định tại Công văn số 548 /KBNN-HĐV ngày 10/4/2009 của Kho bạc Nhà nước về việc hướng dẫn thanh toán trái phiếu Chính phủ năm 2004.

+ Phiếu thanh toán trái phiếu ngoại tệ (mẫu số 01 đính kèm) quy định tại Công văn số  549 /KBNN-HĐV ngày 10/4/2009 của Kho bạc Nhà nước về việchướng dẫn thanh toán trái phiếu ngoại tệ năm 2004

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

+ Trái phiếu là thật, do KBNN phát hành.

+ Trái phiếu không bị tẩy xóa, sửa chữa chữ và số.

+ Trái phiếu còn nguyên vẹn, nếu bị rách hoặc biến dạng phải giữ được hình dạng và nội dung ban đầu.

+ Trái phiếu đến hạn thanh toán (gốc, lãi) hoặc thanh toán trước hạn theo đúng quy định của KBNN.

+ Trái phiếu chưa được thanh toán tại bất kỳ đơn vị Kho bạc Nhà nước nào trên phạm vi cả nước.

+ Trái phiếu không ở tình trạng phong tỏa, không bị cơ quan công an theo dõi điều tra

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

+ Quyết định số 61/2002/QĐ-BTC ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Quyết định số 1049/QĐ-KBNN ngày 14/12/2006  của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành “Quy trình quản lý phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Công văn số 548 /KBNN-HĐV ngày 10/4/2009 của Kho bạc Nhà nước

+ Công văn số  549 /KBNN-HĐV ngày 10/4/2009 của Kho bạc Nhà nước

22. Thủ tục Chuyển nhượng trái phiếu ghi danh (mua bán, tặng cho, để lại thừa kế)

Thủ tục

Thủ tục Chuyển nhượng trái phiếu ghi danh (mua bán, tặng cho, để lại thừa kế)

Trình tự thực hiện

* Trường hợp mua bán lại trái phiếu:

Người mua và người bán phải cùng đến Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu để làm thủ tục chuyển nhượng, khi có đề nghị chuyển nhượng, bằng biện pháp nghiệp vụ cán bộ giao dịch sẽ kiểm tra tờ trái phiếu nếu hợp lệ thì làm thủ tục chuyển nhượng cho khách hàng, in giấy chuyển quyền sở hữu trái phiếu, người chuyển quyền sở hữu và người nhận quyền sở hữu phải ký tên lên phần quy định của tờ trái phiếu và giấy chuyển quyền sở hữu, sau khi cán bộ giao dịch ký tên lên phần quy định của tờ trái phiếu và giấy chuyển quyền sở hữu, giao tờ trái phiếu và giấy chuyển quyền sở hữu trái phiếu cho người nhận quyền sở hữu trái phiếu. Kể từ lần chuyển nhượng thứ ba trở đi, cán bộ giao dịch in giấy chuyển quyền sở hữu trái phiếu, yêu cầu người chuyển quyền sở hữu và người nhận quyền sở hữu ký tên lên phần quy định trên giấy chuyển quyền sở hữu trái phiếu sau đó lập giấy chứng nhận quyền sở hữu trái phiếu trình người có thẩm quyền ký và giao tờ trái phiếu cùng giấy chuyển quyền sở hữu trái phiếu và  giấy chứng nhận quyền sở hữu trái phiếu cho người được chuyển nhượng quyền sở hữu.

Trường hợp bàn bán trái phiếu ở xa trụ sở Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu, cán bộ giao dịch lập giấy chuyển quyền sở hữu trái phiếu và nhận tờ trái phiếu viết biên nhận hẹn khách hàng giải quyết vào ngày làm việc tiếp theo.

* Trường hợp tặng cho:

Người tặng, cho và người được tặng, được cho phải cùng đến Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu để làm thủ tục chuyển nhượng. Trường hợp người tặng, cho trái phiếu vì lý do nào đó không thể đến Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu, người được tặng, được cho khi đến làm thủ tục chuyển nhượng phải mang theo CMND, giấy đồng ý tặng, cho. Giấy tặng cho phải có các nội dung sau:

+ Họ tên, số CMND, địa chỉ của người tặng, cho

+ Họ tên, số CMND, địa chỉ của người được tặng, cho

+ Các thông tin về tờ trái phiếu tặng cho: số sêri, mệnh giá ngày mua

+ Chữ ký của người tặng cho.

+ Trường hợp người tặng cho không có CMND phải có chứng thực của chính quyền địa phương nơi đăng ký thường trú.

* Trường hợp thừa kế:

+ Cá nhân được quyền thừa kế trái phiếu đến trụ sở Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu để làm thủ tục chuyển nhượng mang theo các giấy tờ liên quan đến quyền thừa kế, CMND hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi người thừa kế cư trú.

+ Trường hợp trái phiếu được thừa kế cho nhiều người các giấy tờ liên quan đến quyền thừa kế, đơn xin thanh toán gửi Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu và ủy nhiệm cho người làm thủ tục thanh toán và phải có chữ ký của tất cả những người được hưởng thừa kế và bảo đảm chịu trách nhiệm nếu xảy ra tranh chấp.

+ Trường hợp người thừa kế chưa đến tuổi vị thanh niên hoặc không có năng lực hành vi dân sự thì phải có người giám hộ hoặc đại diện hợp pháp làm thủ tục thừa kế. Người giám hộ hoặc đại diện hợp pháp phải mang theo CMND, Quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp.

Khi đã đấy đủ các giấy tờ theo từng trường hợp cụ thể cán bộ giao dịch sẽ làm các thủ tục chuyển quyền sở hữu trái phiếu như đối với trường hợp mua bán lại.

* Trường hợp đặc biệt: Đối với trái phiếu ghi tên, mệnh giá từ 200.000 đồng trở xuống, người chuyển nhượng được phép ghi họ tên, địa chỉ, số CMND (nếu có) và ký tên lên phần quy định ở mặt sau tờ trái phiếu để người được nhượng mang đến Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu để làm thủ tục chuyển nhượng

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Trường hợp mua, bán lại: Người mua và người bán cùng tới trụ sở Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu, mang theo tờ trái phiếu cần chuyển nhượng và CMND.

* Trường hợp tặng, cho: Người tặng, cho và người được tặng, cho cùng tới trụ sở Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu, mang theo CMND, tờ trái phiếu cần chuyển nhượng và các giấy tờ sau (tùy từng trường hợp cụ thể):

+ Trường hợp vì lý do nào đó người tặng, cho không thể đến trụ sở Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu thì người được tặng cho phải mang theo giấy đồng ý tặng, cho.

+ Trường hợp người tặng cho không có CMND thì phải có chứng thực của chính quyền địa phương nơi cư trú.

* Trường hợp thừa kế:

+ Trường hợp cá nhân hưởng thừa kế:

1. CMND hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú.

2 Tờ trái phiếu được thừa kế.

3. Di chúc bằng văn bản của người thừa kế hoặc văn bản ghi lại di chúc bằng miệng của những người làm chứng hoặc xác nhận quyền thừa kế hợp pháp theo luật định.

+ Trường hợp thừa kế cho nhiều người:

1. Tờ trái phiếu được thừa kế

2. Di chúc bằng văn bản của người thừa kế hoặc văn bản ghi lại di chúc bằng miệng của những người làm chứng hoặc xác nhận quyền thừa kế hợp pháp theo luật định.

3. Đơn xin thanh toán có chữ ký của tất cả những người được hưởng thừa kế và ủy nhiệm cho một người làm thủ tục thanh toán.

4. CMND của người đại diện thanh toán

+ Trường hợp người thừa kế chưa đến tuổi vị thanh niên hoặc không có năng lực hành vi dân sự:

1. Tờ trái phiếu được thừa kế.

2. CMND của người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp theo pháp luật.

3. Quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp.

* Trường hợp đặc biệt

Người được chuyển nhượng mang tờ trái phiếu cần chuyển nhượng có ghi các yếu tố họ tên, địa chỉ, số CMND (nếu có), chữ ký của người chuyển nhượng trên phần quy định ở mặt sau tờ trái phiếu đến Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu để làm thủ tục chuyển nhượng.

* Số lượng hồ sơ:  01 bộ

Thời hạn giải quyết

Ngay khi khách hàng mang đầy đủ hồ sơ tới trụ sở cơ quan Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu để làm thủ tục

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Giấy chuyển quyền sở hữu trái phiếu

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

+ Quyết định số 61/2002/QĐ-BTC ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Quyết định số 1049/QĐ-KBNN ngày 14/12/2006  của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành “Quy trình quản lý phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

23. Thủ tục Xử lý trái phiếu báo mất

Thủ tục

Thủ tục Xử lý trái phiếu báo mất

Trình tự thực hiện

+ Trái phiếu không ghi tên:

Mất trái phiếu không ghi tên coi như mất tiền, KBNN không giải quyết các trường hợp báo mất trái phiếu không ghi tên.

+ Trái phiếu có ghi tên

Nhận được đơn báo mất trái phiếu, cán bộ giao dịch phong tỏa tờ trái phiếu báo mất

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu

Thành phần, số lượng hồ sơ

+ Đơn báo mất trái phiếu

+ Số lượng hồ sơ: 01  (bộ)

Thời hạn giải quyết

Ngay khi nhận được đơn báo mất của chủ sở hữu trái phiếu

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi phát hành tờ trái phiếu

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Phong tỏa tờ trái phiếu báo mất

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

+ Quyết định số 61/2002/QĐ-BTC ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Quyết định số 1049/QĐ-KBNN ngày 14/12/2006  của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành “Quy trình quản lý phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

24. Thủ tục Xác nhận trái phiếu cầm cố, thế chấp

Thủ tục

Thủ tục Xử lý trái phiếu cầm cố, thế chấp

Trình tự thực hiện

+ Trái phiếu không ghi tên:

Khách hàng đến KBNN làm đề nghị bằng văn bản xác nhận tờ trái phiếu để vay ngân hàng hoặc cầm cố. Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh kiểm tra tính xác thực của tờ trái phiếu nếu tờ trái phiếu là thật, hợp pháp, hợp lệ, đã phát hành chưa thanh toán thì cán bộ giao dịch đóng dấu đơn vị lên khoảng trống bên trái mặt trước tờ trái phiếu và lập phiếu xác nhận .

+ Trái phiếu có ghi tên

Khi khách hàng có yêu cầu bằng văn bản đề nghị xác nhận tính hợp pháp quyền sở hữu trái phiếu của người xin cầm cố, thế chấp và yêu cầu phong tỏa, bằng nghiệp vụ chuyên môn cán bộ giao dịch kiểm tra tính xác thực của tờ trái phiếu nếu kết quả kiểm tra khớp đúng thì in  phiếu phong tỏa trái phiếu

Cách thức thực hiện

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

Thành phần, số lượng hồ sơ

+ Trái phiếu không ghi tên: Văn bản đề nghị xác nhận trái phiếu

+ Trái phiếu có ghi tên: Văn bản đề nghị xác nhận tính hợp pháp quyền sở hữu và yêu cầu phong tỏa.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

Ngay khi khách hàng có văn bản yêu cầu

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

+ Phiếu xác nhận trái phiếu

+ Phong tỏa tờ trái phiếu

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

+ Quyết định số 61/2002/QĐ-BTC ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Quyết định số 1049/QĐ-KBNN ngày 14/12/2006  của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành “Quy trình quản lý phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

25. Thủ tục lưu giữ, bảo quản trái phiếu hộ khách hàng

Thủ tục

Thủ tục lưu giữ, bảo quản trái phiếu hộ khách hàng

Trình tự thực hiện

Khách hàng đề nghị gửi trái phiếu đồng thời xuất trình CMND, giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền (đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức), chỉ xuất trình giấy CMND (đối với cá nhân). Sau khi tiếp nhận hồ sơ cán bộ giao dịch thực hiện kiểm tra hồ sơ, tính hợp pháp của các trái phiếu đảm bảo hợp lệ, lập hợp đồng bảo quản trái phiếu và thực hiện lưu kho theo quy định

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở  Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

Thành phần, số lượng hồ sơ

Đề nghị gửi trái phiếu và một trong các giấy tờ dưới đây, tùy từng trường hợp cụ thể:

+ CMND (đối với người gửi là cá nhân)

+ CMND, giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền (đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức)

Số lượng hồ sơ:  01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

Ngay khi có yêu cầu của khách hàng

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Hợp đồng bảo quản trái phiếu

Phí, lệ phí (nếu có)

+ 0.05%(năm phần vạn)/giá trị tài sản/1 tháng. Mức thu tối thiểu không dưới 20.000 đồng/1 hộp hoặc gói/1 tháng. Mức thu tối đa là 500.000 đồng/hộp hoặc gói/1 tháng quy định tại Thông tư số 80/1999/TT-BTC ngày 29/6/1999 của Bộ Tài chính.

+ Tuỳ tình hình thực tế, Bộ Tài chính có thể quyết định miễn phí bảo quản, lưu giữ trái phiếu tại Kho bạc Nhà nước đối với từng loại trái phiếu và từng đối tượng mua trái phiếu quy định tại Thông tư số 32/2004/TT-BTC ngày 12/4/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phát hành trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

+ Quyết định số 61/2002/QĐ-BTC ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Thông tư số 80/1999/TT-BTC ngày 29/6/1999 của Bộ Tài chính về……...

+ Thông tư số 32/2004/TT-BTC ngày 12/4/2004 của Bộ Tài chính.

+ Quyết định số 1049/QĐ-KBNN ngày 14/12/2006  của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành “Quy trình quản lý phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

26. Thủ tục Giao trả trái phiếu đã nhận bảo quản

Thủ tục

Thủ tục Giao trả trái phiếu đã nhận bảo quản

Trình tự thực hiện

* Đối với cá nhân:

+ CMND của người nhận

+ Giấy ủy quyền trong trường hợp được ủy quyền hoặc giấy xác nhận quyền thừa kế trong trường hợp được thừa kế và giấy CMND của người được ủy quyền, thừa kế

+ Hợp đồng bảo quản trái phiếu.

* Đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức:

+ Giấy giới thiệu (giấy ủy quyền)

+ Giấy CMND của người được ủy quyền đến nhận

+ Hợp đồng bảo quản trái phiếu.

Căn cứ các giấy tờ và Hợp đồng bảo quản trái phiếu cán bộ giao dịch sẽ lập biên bản thanh lý hợp đồng và bàn giao lại trái phiếu cho chủ sở hữu

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở  Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi nhận bảo quản tờ trái phiếu.

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Đối với cá nhân hồ sơ bao gồm: CMND, Hợp đồng bảo quản trái phiếu và một trong những giấy tờ dưới đây, tùy từng trường hợp cụ thể:

+ Giấy uỷ quyền trong trường hợp được ủy quyền

+ Giấy xác nhận quyền thừa kế trong trường hợp được thừa kế

 * Đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức:

+ Giấy giới thiệu (hoặc giấy ủy quyền)

+ CMND của người được giới thiệu (ủy quyền)

+ Hợp đồng bảo quản trái phiếu.

* Số lượng hồ sơ: 01(bộ)

Thời hạn giải quyết

Ngay khi có yêu cầu của khách hàng

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi nhận bảo quản tờ trái phiếu.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nơi nhận bảo quản tờ trái phiếu

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Biên bản thanh lý Hợp đồng

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

+ Quyết định số 61/2002/QĐ-BTC ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Quyết định số 1049/QĐ-KBNN ngày 14/12/2006  của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành “Quy trình quản lý phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN

1. Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn chi phí quản lý dự án đầu tư của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn chi phí quản lý dự án đầu tư của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Trình tự thực hiện

+ Chủ đầu tư gửi hồ sơ, tài liệu đến Kho bạc Nhà nước.

+ Kho bạc Nhà nước kiểm tra nếu hồ sơ, tài liệu đã đầy đủ hợp lệ KBNN làm thủ tục thanh toán cho chủ đầu tư.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ:

I. Hồ sơ tài liệu để trích chuyển kinh phí QLDA vào TKTG được thực hiện khi dự án được giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm, hồ sơ làm căn cứ để trích chuyển kinh phí QLDA vào TKTG

+ Quyết định phê duyệt dự toán chi phí QLDA năm (bản chính);

+ Bảng tổng hợp nguồn kinh phí năm kế hoạch (bản chính);

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;

+ Giấy rút vốn đầu tư.

II. Hồ sơ kiểm soát chi phí quản lý dự án

- Tài liệu cơ sở của dự án (tài liệu gửi 1 lần): Những loại tài liệu gửi một lần (bao gồm cả trường hợp bổ sung, điều chỉnh), phải là bản chính hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư.

+ Dự toán chi phí Quản lý dự án được duyệt;

- Hồ sơ gửi khi tạm ứng (đối với các khoản chi được tạm ứng):

+ Ủy nhiệm chi (chi từ tài khoản tiền gửi); Giấy rút vốn đầu tư (chi từ tài khoản cấp phát);

+ Bảng kê chứng từ thanh toán (đối với các khoản chi nhỏ lẻ không có hợp đồng) hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ (đối với trường hợp khoản chi phải có hợp đồng).

+ Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định

+ Hợp đồng mua bán, sửa chữa, xây dựng.

- Hồ sơ gửi khi thanh toán:

+ Ủy nhiệm chi (chi từ tài khoản tiền gửi); Giấy rút vốn đầu tư (chi từ tài khoản cấp phát);

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (thanh toán tạm ứng);

+ Bảng kê chứng từ thanh toán có chữ ký của thủ trưởng, kế toán trưởng Ban quản lý dự án;

+ Tuỳ theo từng nội dung chi, khách hàng giao dịch gửi các hồ sơ, chứng từ liên quan đến khoản chi (ví dụ: chi thanh toán cá nhân, chi mua hàng hóa, dịch vụ, công tác phí, tổ chức các hội nghị, hội thảo...)

* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

I. Thời gian kiểm soát để trích chuyển kinh phí QLDA vào TKTG: 03 ngày làm việc.

II. Thời gian kiểm soát chi phí quản lý dự án

-  Đối với các khoản tạm ứng: thời hạn xử lý trong một ngày làm việc.

- Trường hợp thanh toán các khoản chi có hồ sơ đơn giản: thời hạn xử lý trong một ngày làm việc.

-  Trường hợp thanh toán khoản chi có hồ sơ phức tạp: thời hạn xử lý là 02 ngày làm việc.

-  Trường hợp thanh toán tạm ứng: thời hạn xử lý tối đa là 03 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp Huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp Huyện

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Chấp nhận thanh toán.

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy rút vốn đầu tư theo mẫu số C3-01/NS ban hành tại Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư phụ lục 05 ban hành tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước

+ Bảng kê chứng từ thanh toán ban hành tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước;

+ Quyết định phê duyệt dự toán chi phí quản lý dự án năm theo mẫu 05/DT – QLDA tại Thông tư số 10/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước;          

+ Bảng tổng hợp nguồn kinh phí năm kế hoạch 20... theo mẫu 02/DT – QLDA tại Thông tự số  10/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

-  Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11;

- Nghị định của Chính phủ: số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình,

- Thông tư số 10/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước;

- Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước;

- Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước;

- Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

- Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

 

2. Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư ngoài nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư ngoài nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Trình tự thực hiện

+ Chủ đầu tư gửi hồ sơ, tài liệu đến Kho bạc Nhà nước.

+ Chủ đầu tư gửi giấy rút vốn đến Kho bạc Nhà nước.

+ Kho bạc Nhà nước kiểm tra nếu hồ sơ, tài liệu đã đầy đủ hợp lệ Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thanh toán cho chủ đầu tư.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp Huyện

Thành phần, số lượng hồ sơ

I. Tài liệu cơ sở của dự án: các tài liệu này đều là  bản chính hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư, chỉ gửi 1 lần cho đến khi dự án kết thúc đầu tư, trừ trường hợp phải bổ sung điều chỉnh

- Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);

- Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu

- Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp đồng theo quy định của pháp luật (trừ các tài liệu mang tính kỹ thuật);

- Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng (trừ dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật).

- Bản dịch bằng tiếng Việt có chữ ký và dấu của chủ đầu tư: Điều ước quốc tế về ODA đã ký giữa Việt Nam và nhà tài trợ và các tài liệu liên quan đến việc thanh toán khác (nếu có). Riêng hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu phải là văn bản bằng tiếng Việt hoặc bản dịch bằng tiếng Việt có chữ ký và dấu của chủ đầu tư (phần quy định về các điều kiện, điều khoản thanh toán và các nội dung liên quan trực tiếp đến việc thanh toán của hợp đồng)

- Bảo lãnh tạm ứng (nếu có) theo quy định cụ thể của Hợp đồng (kể cả trường hợp dự án vốn trong nước nhưng do nhà thầu nước ngoài thi công).

II. Tài liệu bổ sung hàng năm:

Chủ đầu tư gửi đến KBNN một trong những hồ sơ, tài liệu sau:

+ Kế hoạch vốn đầu tư năm (đối với dự án đầu tư XDCB hoặc hợp phần chi đầu tư XDCB trong dự án hỗn hợp ) hoặc Dự toán ngân sách năm của  dự án (đối với hợp phần chi HCSN) do cấp có thẩm quyền giao (có thể giao vốn trong nước, vốn ngoài nước hoặc giao kế hoạch cả vốn trong nước và vốn ngoài nước);

+ Kế hoạch tài chính năm theo mẫu tại phụ lục số 1 Thông tư số 108/2007/TT-BTC  ngày 7/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

+ Văn bản của chủ đầu tư hoặc của cấp có thẩm quyền hoặc của Bộ Tài chính đề nghị KBNN kiểm soát chi.

III. Tài liệu tạm ứng vốn: Khi tạm ứng, ngoài các hồ sơ, tài liệu đã gửi lần đầu, chủ đầu tư còn gửi đến KBNN các tài liệu sau:

+ Bảo lãnh tạm ứng (bắt buộc, theo quy định của hợp đồng)

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư

+ Giấy rút vốn đầu tư ( trường hợp tạm ứng vốn trong nước)

IV. Thanh toán khối lượng hoàn thành:

Ngoài các tài liệu đã gửi lần đầu, chủ đầu tư còn gửi đến KBNN các tài liệu sau:

* Đối với trường hợp thanh toán theo hợp đồng:

+ Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có)

+ Giấy rút vốn đầu tư (thanh toán vốn đối ứng)

* Đối với trường hợp thanh toán không theo hợp đồng:

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có).

+ Bảng kê chứng từ chi

+ Giấy rút vốn đầu tư (thanh toán vốn đối ứng).

* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

7 ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp huyện.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Chấp nhận thanh toán.

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy rút vốn đầu tư theo mẫu số C3-01/NS ban hành tại Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước vốn đầu tư theo mẫu số C3-02/NS ban hành tại Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư phụ lục 05 ban hành tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước

+ Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán theo Phụ lục 03.a ban hành kèm theo Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);

- Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước;

- Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước;

- Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước;

- Quyết định số 25/QĐ-KBNN ngày 14/01/2008 của Kho bạc Nhà nước về kiếm soát thanh toán vốn đầu tư ngoài nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước;

- Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày ban hành 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS);

- Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

 

3. Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước

Trình tự thực hiện

+ Chủ đầu tư gửi hồ sơ, tài liệu đến Kho bạc Nhà nước.

+ Chủ đầu tư gửi giấy rút vốn đến Kho bạc Nhà nước.

+ Kho bạc Nhà nước kiểm tra nếu hồ sơ, tài liệu đã đầy đủ hợp lệ KBNN làm thủ tục thanh toán cho chủ đầu tư.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ:

I. Tài liệu cơ sở của dự án: các loại tài liệu này đều là bản chính hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư, chỉ gửi 1 lần cho đến khi dự án kết thúc đầu tư, trừ trường hợp phải bổ sung điều chỉnh.

1. Dự án chuẩn bị đầu tư:

+ Dự toán chi phí công tác CBĐT được duyệt.

+Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của luật đấu thầu.

+ Hợp đồng giữa chủ đầu tư với đơn vị nhận thầu.

+ Trường hợp chủ đầu tư tự thực hiện phải có văn bản cho phép của cấp có thẩm quyền.

2. Dự án thực hiện đầu tư:

+ Tài liệu để mở tài khoản

Đối với dự án vốn trong nước:

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);

+ Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu (gồm đấu thầu, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng);

+ Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp đồng theo quy định của pháp luật (trừ các tài liệu mang tính kỹ thuật).

+ Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng (đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật chỉ gửi khi điều chỉnh dự toán).

Đối với trường hợp tự thực hiện:

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);

+ Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình (đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật chỉ gửi khi điều chỉnh dự toán);

+ Văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tự thực hiện dự án (trường hợp chưa có trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền);

+ Văn bản giao việc hoặc hợp đồng nội bộ;

Đối với công tác chuẩn bị đầu tư nhưng bố trí vốn trong kế hoạch thực hiện đầu tư: thì tài liệu do chủ đầu tư gửi đến KBNN phải có dự toán chi phí cho các công việc chuẩn bị đầu tư được duyệt.

Đối với công việc chuẩn bị thực hiện dự án nhưng bố trí vốn trong kế hoạch thực hiện đầu tư: tài liệu do chủ đầu tư gửi đến KBNN gồm:

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);

+ Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị thực hiện dự án được duyệt; Riêng việc giải phóng mặt bằng phải kèm theo phương án giải phóng mặt bằng được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu;

+ Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp đồng theo quy định của pháp luật (trừ các tài liệu mang tính kỹ thuật).

II. Tài liệu bổ sung hàng năm:

+ Kế hoạch vốn hàng năm do Kho bạc Nhà nước thông báo (đối với các dự án do Trung ương quản lý);

+ Kế hoạch vốn đầu tư của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện thông báo (Đối với các dự án do địa phương quản lý).

III. Tài liệu tạm ứng vốn: ngoài các tài liệu quy định trên khi đến tạm ứng vốn chủ đầu tư gửi các tài liệu sau đây:

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;

+ Giấy rút vốn đầu tư ;

+ Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng).

IV. Thanh toán khối lượng hoàn thành:

1. Trường hợp thanh toán theo hợp đồng.

- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng VĐT (nếu có);

+ Giấy rút vốn đầu tư.          

 Khi có khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng, ngoài các tài liệu trên và dự toán bổ sung, phụ lục bổ sung hợp đồng, chủ đầu tư còn gửi đến KBNN:

Bảng xác định giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng đề nghị thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu.

2. Trường hợp thanh toán không theo hợp đồng.

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư ( nếu có)

+ Giấy rút vốn đầu tư.

* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

- Thời gian kiểm soát tạm ứng vốn: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát chi nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư, KBNN các cấp hoàn thành thủ tục tạm ứng vốn.

- Thanh toán trước kiểm soát sau: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát chi nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư, KBNN các cấp hoàn thành thủ tục thanh toán

- Kiểm soát trước, thanh toán sau: Trong thời hạn tối đa là 07 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát chi nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư KBNN các cấp hoàn thành thủ tục thanh toán

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Chấp nhận thanh toán.

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy rút vốn đầu tư theo mẫu số C3-01/NS ban hành tại Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước vốn đầu tư theo mẫu số C3-02/NS ban hành tại Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư phụ lục 05 ban hành tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước

+ Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán theo Phụ lục 03.a ban hành kèm theo Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

- Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng; số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng;

- Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo các Nghị định: số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999, số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000, số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ;

- Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06/6/2005 của Chính phủ về Quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù;

- Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước;

- Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

- Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

4. Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Trình tự thực hiện

+ Chủ đầu tư gửi hồ sơ, tài liệu đến Kho bạc Nhà nước.

+ Chủ đầu tư gửi giấy rút vốn đến Kho bạc Nhà nước.

+ Kho bạc Nhà nước kiểm tra nếu hồ sơ, tài liệu đã đầy đủ hợp lệ KBNN làm thủ tục thanh toán cho chủ đầu tư

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ:

I. Tài liệu cơ sở của dự án: các tài liệu này đều là bản chính hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư, chỉ gửi 1 lần cho đến khi dự án kết thúc đầu tư, trừ trường hợp phải bổ sung điều chỉnh

1. Đối với dự án thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

- Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư được duyệt.

- Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu.

- Hợp đồng giữa Chủ đầu tư với nhà thầu.

2. Đối với dự án giai đoạn thực hiện dự án:

- Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.

- Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu (gồm đấu thầu, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng).

- Hợp đồng giữa Chủ đầu tư và nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp đồng theo quy định của pháp luật (trừ các tài liệu mang tính kỹ thuật).

- Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng (trừ dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật).

Đối với trường hợp gói thầu thực hiện theo hình thức người dân trong xã tự làm ngoài các nội dung quy định trên; cần bổ sung thêm văn bản chấp thuận của người quyết định đầu tư cho phép người dân trong xã tự làm.

Khi có khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng chủ đầu tư còn phải gửi đến KBNN dự toán bổ sung, phụ lục bổ sung hợp đồng.

II. Tài liệu gửi bổ sung hàng năm: Kế hoạch vốn đầu tư năm do Uỷ ban nhân xã thông báo.

III. Tài liệu tạm ứng vốn: ngoài các tài liệu quy định trên khi đến tạm ứng vốn chủ đầu tư gửi các tài liệu sau đây:

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.

- Giấy rút vốn đầu tư.

- Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng; là bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư).

- Đối với chi phí bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất, chủ đầu tư còn phải gửi đến KBNN: Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt; dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt (nếu chưa có trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt); Dự toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt (nếu có).

IV. Thanh toán khối lượng hoàn thành:

1. Thanh toán khối lượng hoàn thành theo hợp đồng.

- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành đề nghị thanh toán.

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng).

- Giấy rút vốn đầu tư.

2. Thanh toán khối lượng hoàn thành không thông qua hợp đồng.

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng).

- Giấy rút vốn đầu tư.

Đối với các công việc như trường hợp tự làm, các công việc quản lý dự án do Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện,...: Bảng kê khối lượng công việc hoàn thành và dự toán được duyệt cho từng công việc; Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng); Giấy rút vốn đầu tư.

Đối với chi phí bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, hồ sơ thanh toán gồm : Bảng kê xác nhận khối lượng công tác bồi thường, hỗ trợ đã thực hiện (theo phụ lục 05 Thông tư số 28/2012/ TT-BTC ngày 24/2/2012 của Bộ Tài chính); Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng); Giấy rút vốn đầu tư.

3. Thanh toán khối lượng hoàn thành do người dân trong xã tự làm:

- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành đề nghị thanh toán.

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng).

- Giấy rút vốn đầu tư.

* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

- Thời gian kiểm soát tạm ứng vốn: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát chi nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư, KBNN các cấp hoàn thành thủ tục tạm ứng vốn.

- Thanh toán trước kiểm soát sau: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát chi nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư, KBNN các cấp hoàn thành thủ tục thanh toán

- Kiểm soát trước, thanh toán sau: Trong thời hạn tối đa là 07 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát chi nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư KBNN các cấp hoàn thành thủ tục thanh toán

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Chấp nhận thanh toán.

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy rút vốn đầu tư theo mẫu số C3-01/NS ban hành tại Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước vốn đầu tư theo mẫu số C3-02/NS ban hành tại Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư Phụ lục số 03 ban hành tại Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn

+ Bảng kê xác nhận khối lượng công tác bồi thường, hỗ trợ đã thực hiện theo phụ lục 05 tại Thông tư số 28/2012/ TT-BTC ngày 24/2/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn

+ Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành đề nghị thanh toán theo Phụ lục số 04 tại Thông tư số 28/2012/ TT-BTC ngày 24/2/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng; số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng;

- Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ;

- Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn;

- Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

- Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

5. Thủ tục mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước

Trình tự thực hiện

Các đơn vị, cá nhân thuộc đối tượng mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; Các đơn vị được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước nơi đóng trụ sở chính, trường hợp cần mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước địa phương khác phải được sự đồng ý của Kho bạc Nhà nước địa phương đó và của Kho bạc Nhà nước cấp trên bằng văn bản. Đối với các dự án đầu tư: Ban quản lý dự án (chủ đầu tư) mở tài khoản cấp phát vốn tại địa bàn nơi thực hiện dự án hoặc nơi ban quản lý dự án đóng trụ sở chính; Các đơn vị, cá nhân không được mở tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ trừ trường hợp có Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước huyện

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Giấy đề nghị mở tài khoản: Sử dụng mẫu thống nhất do Kho bạc Nhà nước ban hành theo mẫu in sẵn và lập thành 03 liên, do chủ tài khoản ký tên đóng dấu đơn vị (tài khoản cá nhân không phải đóng dấu). Chủ tài khoản là thủ trưởng đơn vị hoặc thủ trưởng đơn vị uỷ quyền làm chủ tài khoản.

+ Bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký: Sử dụng mẫu thống nhất do Kho bạc Nhà nước ban hành theo mẫu in sẵn và lập thành 03 liên, không được sử dụng mẫu dấu, chữ ký dạng in, photocopy, ký lồng giấy than, chữ ký khắc dấu.

+ Giấy tờ chứng thực tính hợp pháp về việc thành lập đơn vị (bản sao được chứng thực hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý đơn vị xác nhận).

+ Quyết định bổ nhiệm thủ trưởng đơn vị.(trường hợp uỷ quyền cho cấp phó làm chủ tài khoản phải có giấy uỷ quyền).

+ Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán; Đối với đơn vị không có kế toán trưởng thì gửi văn bản giao nhiệm vụ kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) cho cán bộ kiêm nhiệm.

+ Giấy chứng nhận mã đơn vị có quan hệ với Ngân sách.

+ Đối với tài khoản cấp phát vốn đầu tư, vốn chương trình mục tiêu gửi thêm Quyết định giao nhiệm vụ chủ đầu tư, Quyết định thành lập ban quản lý dự án, kế hoạch vốn năm đầu tiên.

Một số trường hợp đặc biệt không phải gửi quyết định thành lập, quyết định bổ nhiệm thủ trưởng đơn vị theo Quyết định số 30/2005/QĐ-BTC ngày 26/5/2005 của Bộ Tài chính

Khi thay đổi một trong các yếu tố: Chữ ký thứ nhất, chữ ký thứ hai, thay đổi mẫu dấu, thay đổi tên đơn vị, thay đổi quyền sở hữu tài khoản đơn vị thì đơn vị phải lập giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu chữ ký kèm theo các văn bản có liên quan để đăng ký lại với Kho bạc Nhà nước

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

5 ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức và cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý mở tài khoản

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Giấy đăng ký mở tài khoản và đăng ký mẫu dấu, chữ ký theo phụ lục 01.

- Giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu, chữ ký theo phụ lục 02.

(Ban hành kèm theo Công văn số 1500/KBNN-KT ngày 23/8/2003 của Kho bạc Nhà nước về việc hướng dẫn thực hiện mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Công văn số 2592/KNNN- KT ngày 28/11/2006 của Kho bạc Nhà nước về việc hướng dẫn bổ sung mở và sử dụng tài khoản).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách nhà nước;

+ Luật Kế toán;

+ Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

+ Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước;

+ Quyết định số 30/2005/QĐ-BTC ngày 26/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước

+ Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

+ Công văn số 1500/KBNN-KT ngày 23/8/2003 của Kho bạc Nhà nước về việc hướng dẫn thực hiện mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước

+ Công văn số 2592/KNNN- KT ngày 28/11/2006 của Kho bạc Nhà nước về việc hướng dẫn bổ sung mở và sử dụng tài khoản

6. Thủ tục kiểm soát chi ngân sách nhà nước thường xuyên bằng dự toán qua Kho bạc Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục kiểm soát chi ngân sách nhà nước thường xuyên bằng dự toán qua Kho bạc Nhà nước

Trình tự thực hiện

Các đơn vị thuộc đối tượng mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; Khi thanh toán (hoặc tạm ứng) thì đơn vị gửi hồ sơ thanh toán cho Kho bạc Nhà nước huyện; Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm soát thanh toán

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ (Là bản gốc hoặc bản chính), bao gồm:

- Hồ sơ gửi lần đầu

+ Dự toán chi ngân sách nhà nước;

+ Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;

+ Quyết định giao quyền tự chủ của cấp có thẩm quyền.

- Hồ sơ gửi khi tạm ứng (đối với các khoản chi được tạm ứng):

+ Giấy rút dự toán (tạm ứng)

+ Bảng kê chứng từ thanh toán (đối với các khoản chi nhỏ lẻ không có hợp đồng) hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ (đối với trường hợp khoản chi phải có hợp đồng).

+ Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, Quyết định chỉ định thầu, Quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh của cấp có thẩm quyền.

+ Hợp đồng mua bán, sửa chữa, xây dựng.

- Hồ sơ gửi khi thanh toán :

+ Giấy rút dự toán;

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (thanh toán tạm ứng);

+ Bảng kê chứng từ thanh toán có chữ ký của thủ trưởng, kế toán trưởng đơn vị sử dụng NSNN;

+ Tuỳ theo từng nội dung chi, khách hàng giao dịch gửi các hồ sơ, chứng từ liên quan đến khoản chi (ví dụ: chi thanh toán cá nhân, chi mua hàng hóa, dịch vụ, công tác phí, tổ chức các hội nghị, hội thảo...)

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

- Đối với các khoản tạm ứng: thời hạn xử lý trong 1 ngày làm việc

- Trường hợp thanh toán các khoản chi có hồ sơ đơn giản: thời hạn xử lý trong 1 ngày làm việc

- Trường hợp thanh toán khoản chi có hồ sơ phức tạp: Thời  hạn xử lý là ngày làm việc

- Trường hợp thanh toán tạm ứng: thời hạn xử lý tối đa là 03 ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý thanh toán

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Giấy rút dự toán ngân sách (mẫu C2-02/NS);

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước (mẫu C2-03/NS);

- Giấy nộp trả kinh phí (mẫu C2-05/NS);

Ban hành kèm theo Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

+ Đã có trong dự toán chi ngân sách nhà nước được giao;

+ Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;

+ Đã được cơ quan tài chính hoặc thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước hoặc người được uỷ quyền quyết định chi;

+ Có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách Nhà nước;

+ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

+ Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

+ Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2013 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.

+ Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

7. Thủ tục kiểm soảt chi từ tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục kiểm soảt chi từ tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước

Trình tự thực hiện

Các đơn vị thuộc đối tượng mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước; Khi thanh toán (hoặc tạm ứng) thì đơn vị gửi hồ sơ thanh toán cho Kho bạc Nhà nước huyện; Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm soát thanh toán

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ (Bản chính), bao gồm:

Tùy theo tính chất của từng khoản chi, từng loại tài khoản, tùy yêu cầu kiểm soát theo các quy định của pháp luật đối với các tài khoản tiền gửi (tài khoản tiền gửi đơn vị dự toán, tài khoản tiền gửi ban quản lý, tài khoản tạm thu tạm giữ, Tiền gửi khác của đơn vị sự nghiệp có thu, tiền gửi các quỹ, tài khoản tiền gửi khác...). Hồ sơ có thể bao gồm: Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi (Mẫu C4-09/KB) hoặc uỷ nhiệm chi chuyển khoản, chuyển tiền điện tử (Mẫu C4-02/KB); bảng kê chứng từ thanh toán (nếu có)

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

Ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp rút tiền mặt)

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Các tổ chức, đơn vị, cá nhân có mở tài khoản tiền gửi tại KBNN.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý thanh toán

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ C4-02/KB Ủy nhiệm chi chuyển khoản, chuyền tiền điện tử

+ C4-09/KB Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi

(Ban hành kèm theo Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ Tài chinh vv đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách Nhà nước;

+ Pháp lệnh phí, lệ phí;

+ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

+ Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).

+ Quyết định số 759/QĐ-BTC 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).

+ Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi Ngân sách nhà nước qua KBNN

8. Thủ tục nhận gửi và bảo quản các loại tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá trị tại Kho bạc Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục nhận gửi và bảo quản các loại tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá trị tại Kho bạc Nhà nước

Trình tự thực hiện

*/ Nhận tài sản không qua kiểm định:

- Khi khách hàng mang tài sản đến gửi tại trụ sở Kho bạc Nhà nước, cán bộ KBNN thực hiện kiểm tra niêm phong tài sản, đảm bảo niêm phong không bị mất, rách, biến dạng các yếu tố ghi trên niêm phong như: Tên cơ quan gửi; họ tên, chữ ký của người đóng gói niêm phong (người gửi); ngày, tháng, năm gửi. Đối chiếu các yếu tố trên niêm phong với biên bản thu giữ, xác định từng gói niêm phong khớp đúng với từng vụ việc. KBNN không nhận bảo quản tài sản của nhiều vụ việc trong một gói niêm phong.

- KBNN thực hiện lập Biên bản giao nhận.

- KBNN hướng dẫn, chứng kiến người gửi tự đóng gói, niêm phong tài sản gửi theo đúng quy định. Trong gói niêm phong phải có biên bản giao nhận kèm theo. Đối với tài sản do các cơ quan chức năng tạm giữ đang chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, sau khi người gửi tự đóng gói, niêm phong; Ban quản lý kho cho gói đó vào túi, niêm phong lại và ký tên trên niêm phong. Mỗi túi bảo quản chỉ đựng tài sản tạm giữ của một vụ việc kèm theo hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến tài sản. Không đựng tài  sản nhiều vụ việc trong một túi bảo quản.

*/ Nhận tài sản qua kiểm định:

- Khi khách hàng mang tài sản đến gửi, KBNN mời cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm định và đánh giá giá trị tài sản tại trụ sở KBNN có sự chứng kiến của người gửi tài sản và cán bộ KBNN. Việc lập biên bản kiểm định do cơ quan chức năng thực hiện có chữ ký chứng kiến của người gửi tài sản và cán bộ KBNN.

- Sau khi tài sản đã được kiểm định, KBNN hướng dẫn, chứng kiến người gửi tự đóng gói và niêm phong; Ban quản lý kho cho gói đó vào túi, niêm phong lại và ký tên trên niêm phong. Mỗi túi bảo quản chỉ đựng tài sản tạm giữ của một vụ việc kèm theo hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến tài sản. Không đựng tài  sản nhiều vụ việc trong một túi bảo quản.

- KBNN lập Biên bản giao nhận và  làm thủ tục ký Hợp đồng bảo quản tài sản

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan KBNN cấp huyện nơi gửi, nhận bảo quản tài sản.

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Công văn đề nghị - Mẫu số 01(đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức); Giấy đề nghị gửi tài sản – Mẫu số 02 (đối với cá nhân)|.

+ Bảng kê chi tiết tài sản gửi – Mẫu số 03

+ Quyết định của cấp có thẩm quyền;

+ Biên bản kiểm định số lượng, chất lượng;

+ Biên bản thu giữ tang vật;

+ Hồ sơ, giấy tờ liên quan đến tài sản gửi (nếu có);

+ Biên bản giao nhận tài sản – Mẫu số 04a;

+ Hợp đồng bảo quản – Mẫu số 05.

* Số lượng hồ sơ:   (bộ)

+ Biên bản giao nhận tài sản (04 bộ);

+ Hợp đồng bảo quản (03 bộ)

+ Các hồ sơ khác: 02 bộ (bên giao: 01 bộ, bên nhận: 01 bộ)

* Tất cả hồ sơ nêu trên đều phải gửi bản chính cho KBNN nơi nhận tài sản

Thời hạn giải quyết

Tối đa 02 giờ làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước huyện

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý nhận gửi tài sản

Phí, lệ phí (nếu có)

+ Đối với tài sản quý hiếm: 0,05% (năm phần vạn)/giá trị tài sản/tháng, nhưng tối thiểu không dưới 100.000 đồng/túi (gói)/tháng; tối đa không quá 1.000.000 đồng/túi (gói)/tháng.

+ Đối với giấy tờ có giá: 0,04% (bốn phần vạn) mệnh giá ghi trên giấy tờ có giá/1 tháng nhưng tối thiểu không dưới 80.000đ/túi (gói)/tháng; tối đa không quá 500.000 đồng/túi (gói)/tháng.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Công văn xin gửi tài sản – Mẫu số 01;

+ Giấy đề nghị gửi tài sản – Mẫu số 02;

+ Bảng kê chi tiết tài sản gửi – Mẫu số 03;

+ Biên bản giao nhận tài sản – Mẫu số 04a,

+ Hợp đồng bảo quản tài sản – Mẫu số 05.

Ban hành theo Thông tư số 122/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Thông tư số 122/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý đối với các loại tài sản quý hiếm và giấy tờ có giá do KBNN nhận gửi và bảo quản.

9. Thủ tục giao tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá do Kho bạc Nhà nước nhận gửi và bảo quản

Thủ tục

Thủ tục giao tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá do Kho bạc Nhà nước nhận gửi và bảo quản

Trình tự thực hiện

- Khi khách hàng đến nhận tài sản, KBNN kiểm soát các giấy tờ và làm thủ tục xuất trả, lập Biên bản giao nhận tài sản.

- Trước khi trả tài sản KBNN yêu cầu bên gửi kiểm tra lại tình trạng và niêm phong của túi bảo quản. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ về tình trạng niêm phong thì hai bên cùng nhau xác nhận và lập biên bản. Bên gửi có quyền mời cơ quan giám định trước khi tự tay mở túi bảo quản để kiểm tra tài sản bên trong trước sự chứng kiến của KBNN.

Trường hợp khi kiểm tra thấy túi, gói mất niêm phong hoặc không còn nguyên vẹn thì hai bên phải mời đại diện cơ quan pháp luật đến chứng kiến việc giám định và trao tài sản.

- Đối với các trường hợp ký Hợp đồng bảo quản tài sản, sau khi trả lại tài sản, bên giao, bên nhận phải làm thủ tục thanh lý hợp đồng theo đúng quy định. Trường hợp bên gửi xin lấy lại một phần tài sản đã gửi trong một hợp đồng thì KBNN phải làm thủ tục xuất trả toàn bộ số tài sản của hợp đồng đó cho bên gửi, sau đó làm thủ tục nhận lại số tài sản muốn gửi tiếp. Quy trình làm thủ tục nhận lại như quy trình làm thủ tục gửi lần đầu.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan KBNN cấp huyện nơi gửi, nhận bảo quản tài sản.

Thành phần, số lượng hồ sơ

*/ Hồ sơ giao tài sản:

- Quyết định xuất tài sản thuộc quỹ dự trữ tài chính của Thủ tướng Chính phủ hoặc Thủ trưởng cơ quan được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền (đối với Quỹ dự trữ tài chính Trung ương) hoặc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với Quỹ dự trữ tài chính địa phương).

- Quyết định xử lý (bán, chuyển giao hoặc hình thức xử lý khác) tài sản đã có quyết định tịch thu sung quỹ hoặc xác lập quyền sở hữu Nhà nước của cấp có thẩm quyền.

- Quyết định xử lý (tịch thu, trưng mua, mua lại, trả lại) tài sản của cơ quan có thẩm quyền đối với tài sản tạm giữ chờ xử lý.

- Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc chuyển giao quản lý, bảo quản đối với các loại tài sản khác Nhà nước giao cho KBNN quản lý.

*/ Các giấy tờ khác:

- Chứng minh nhân dân của người nhận tài sản.

- Công văn đề nghị (đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức) theo Mẫu số 06

- Giấy xác nhận quyền thừa kế theo quy định của pháp luật (đối với cá nhân nhận tài sản thừa kế).

- Giấy uỷ quyền (trong trường hợp uỷ quyền - trừ trường hợp đã được ủy quyền tại Công văn đề nghị, theo Mẫu số 06).

*/ Số lượng hồ sơ:  (bộ)

- Đối với biên bản giao nhận tài sản: 03 bộ

- Các hồ sơ khác : 02 bộ (bên giao: 01 bộ; bên nhận: 01 bộ)

* Tất cả hồ sơ nêu trên đều phải gửi bản chính cho KBNN nơi giao tài sản.

Thời hạn giải quyết

Tối đa 02 giờ làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Cơ quan, đơn vị, tổ chức; Cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước huyện

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý giao tài sản cho tổ chức hoặc cá nhân gửi

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Công văn đề nghị nhận tài sản – Mẫu số 06;

+ Biên bản giao nhận tài sản – Mẫu số 04b.

Ban hành theo Thông tư số 122/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Thông tư số 122/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý đối với các loại tài sản quý hiếm và giấy tờ có giá do KBNN nhận gửi và bảo quản.

10. Thủ tục nộp tiền vi phạm hành chính qua Kho bạc Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục nộp tiền vi phạm hành chính qua Kho bạc Nhà nước

 

Trình tự thực hiện

Cá nhân, tổ chức nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan chức năng; người vi phạm hành chính đến cơ quan Kho bạc Nhà nước nộp tiền theo quyết định xử phạt

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại KBNN cấp huyện

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Trường hợp nộp bằng tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền.

- Trường hợp nộp bằng chuyển khoản tại Kho bạc Nhà nước: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền và Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước (mẫu C1-02/NS), hoặc Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước bằng ngoại tệ (mẫu C1-03/NS), hoặc Bảng kê nộp thuế (mẫu 01/BKNT) - trường hợp đơn vị Kho bạc Nhà nước đã tham gia Hệ thống thông tin thu nộp thuế, hoặc Uỷ nhiệm chi (mẫu số C4-02/KB) - trường hợp nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

* Số lượng hồ sơ: 1 (bộ)

Thời hạn giải quyết

Trong ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức và cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước huyện

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Biên lai thu phạt, Giấy nộp tiền có xác  nhận

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước: Mẫu  C1- 02/NS; Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước bằng ngoại tệ: Mẫu C1- 03/NS; Bảng kê nộp thuế: Mẫu 01/BKNT; Uỷ nhiệm chi: Mẫu C4-02/KB ban hành kèm Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002

+ Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội:

+ Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội số 04/2008/PL-UBTVQH12 ngày 2/4/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính

+ Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội số 31/2007/PL-UBTVQH11 ngày 08/3/2007 sửa đổi một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính

+ Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02/7/2002 về việc xử lý vi phạm hành chính

+ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước

+ Nghị định số 67/2008/NĐ-CP ngày 29/5/2008 sửa đổi, bổ sung khoản 3 điều 42 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

+ Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

+ Nghị định số 124/2005/NĐ-CP ngày 6/10/2005 Quy định về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính

+ Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS)

+ Thông tư số 47/2006/TT-BTC ngày 31/5/2006 hướng dẫn thi hành Nghị định 124/2005/NĐ-CP ngày 6/10/2005 của Chính phủ quy định về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp vi phạm hành chính

+ Thông tư số 89/2007/TT-BTC ngày 25/7/2007 hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa

+ Thông tư liên tịch số 100/2008/TTLT-BTC-BGTVT-BCA-BTP-NHNNVN ngày 6/11/2008 hướng dẫn thi hành Khoản 2 điều 47 Nghị định 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

+ Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

11. Thủ tục thanh toán vốn Chương trình 5 triệu héc ta rừng

Thủ tục

Thủ tục thanh toán vốn Chương trình 5 triệu héc ta rừng

Trình tự thực hiện

Chủ đầu tư dự án thuộc chương trình 5 triệu héc ta rừng mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; Khi có khối lượng thanh toán (hoặc tạm ứng) thì chủ đầu tư gửi hồ sơ thanh toán (hoặc tạm ứng) cho Kho bạc Nhà nước địa phương cùng giấy đề nghị thanh toán; Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm soát thanh toán

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại KBNN cấp huyện

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ (ngoài hồ sơ mở tài khoản), bao gồm:

Hồ sơ gửi lần đầu:

- Quyết định đầu tư hoặc phê duyệt báo cáo kinh tế- kỹ thuật của cấp có thẩm quyền; các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có) hoặc kế hoạch trồng cây phân tán được Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; kế hoạch duy tu bảo dưỡng năm được Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt (bản chính hoặc bản sao y).

- Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế- kỹ thuật (bản chính hoặc bản sao y);

- Kế hoạch vốn năm do cấp có thẩm quyền giao hoặc kế hoạch vốn hỗ trợ đầu tư của Uỷ ban nhân dân tỉnh,

- Các văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu.

- Dự toán chi tiết của từng hạng mục (bản chính hoặc bản sao y).

- Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu hoặc với các hộ dân/nhóm hộ (bản chính hoặc bản sao y)

- Danh sách các hộ tham gia trồng rừng đã được Uỷ ban nhân dân huyện duyệt.

Hồ sơ tạm ứng vốn:

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;

- Giấy rút vốn đầu tư;

- Trường hợp trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng thì phải gửi: Bảo lãnh tiền tạm ứng.

Hồ sơ thanh toán:

- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng.

- Bảng kê tổng hợp kết quả giá trị khối lượng được nghiệm thu theo mẫu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn (riêng đối với chi phí khoán bảo vệ rừng)

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư

- Giấy rút vốn đầu tư

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có)

* Đối với trợ cấp gạo cho đồng bào thiểu số:

Hồ sơ tạm ứng vốn:

- Dự án cơ sở được cấp có thẩm quyền duyệt (bản chính hoặc sao y)

- Kế hoạch vốn hoặc dự toán kinh phí trợ cấp gạo được cấp có thẩm quyền giao (bản chính hoặc sao y)

- Danh sách các hộ gia đình đăng ký trợ cấp gạo được duyệt; danh sách hộ và số lượng gạo trợ cấp cho các hộ do chủ đầu tư lập (bản chính hoặc sao y).

- Quyết định lựa chọn nhà thầu cung cấp gạo hoặc văn bản giao nhiệm vụ mua, vận chuyển gạo (bản chính hoặc sao y)

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư

- Giấy rút vốn đầu tư

Hồ sơ thanh toán vốn:

- Danh sách hộ gia đình đã triển khai trồng rừng và nhận trợ cấp gạo có xác nhận, chữ ký của các hộ gia đình; chữ ký, dấu của chủ đầu tư; chữ ký, dấu xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã;

- Bảng kê chứng từ có liên quan đến việc mua, vận chuyển gạo.

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư

- Giấy rút vốn đầu tư

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

+ Đối với tạm ứng vốn: 2 ngày làm việc

+ Đối với thanh toán vốn từng lần: 2 ngày làm việc

+ Đối với thanh toán vốn lần cuối: 7 ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức và cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước huyện

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý thanh toán

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy rút vốn đầu tư theo mẫu C3-01/NS; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư theo mẫu Mẫu số C3-02/NS; giấy nộp trả vốn đầu tư theo mẫu C3-04/NS kèm theo Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư phụ lục 05 ban hành tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002.

+ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004

+ Nghị quyết của Quốc Hội nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 2 về dự án trồng mới 5 triệu ha rừng

+ Nghị quyết số 73/2006/QH11 Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 10 về việc điều chỉnh chỉ tiêu, nhiệm vụ của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trong giai đoạn 2006 - 2010.

+ Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 5 năm 1998 của Chính phủ

+ Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng

+ Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/72004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.

+ Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên.

+ Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015

+ Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

+ Thông tư số 89/2008/TT-BTC ngày 15/10/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, thanh toán vốn ngân sách nhà nước cho dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng.

+ Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BNN-BKH - BTC ngày 2/5/2008 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2007 – 2010.

+ Thông tư liên tịch số 52/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 14/4/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính về hướng dẫn trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở miền núi trồng rừng thay thế nương rẫy.

+ Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-BNN-KHĐT-TC ngày 23/6/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất.

+ Công văn số 424 /Kho bạc Nhà nước-KHTH ngày 19/3/2009 hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

+ Quyết định số 297/QĐ-Kho bạc Nhà nước ngày 18/5/2007 và Quyết định số 1539/QĐ-Kho bạc Nhà nước ngày 11/12/2007 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước hướng dẫn về quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.

+ Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

12. Thủ tục thanh toán vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Thủ tục

Thủ tục thanh toán vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Trình tự thực hiện

Chủ đầu tư dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; Khi có khối lượng thanh toán thì chủ đầu tư gửi hồ sơ thanh toán (tạm ứng) đến Kho bạc Nhà nước địa phương cùng giấy đề nghị thanh toán; Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm soát thanh toán

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ (ngoài hồ sơ mở tài khoản), bao gồm:

* Đối với vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư

Hồ sơ gửi lần đầu:

- Dự án đầu tư hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật (bản chính hoặc sao y);

- Quyết định đầu tư hoặc phê duyệt Báo cáo kinh tế- kỹ thuật của cấp có thẩm quyền (bản chính hoặc sao y);

- Các văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu.

- Dự toán chi tiết của từng hạng mục (bản chính hoặc sao y)

- Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu (bản chính hoặc sao y)

- Kế hoạch vốn năm do cấp có thẩm quyền giao

Hồ sơ tạm ứng vốn:

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.

- Giấy rút vốn đầu tư.

- Trường hợp trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng thì phải gửi: Bảo lãnh tiền tạm ứng.

Hồ sơ thanh toán:

- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng (bản chính hoặc sao y)

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.

- Giấy rút vốn đầu tư.

* Đối với chi thường xuyên:

- Dự toán được duyệt (bản chính hoặc sao y)

- Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng;

- Giấy nộp trả kinh phí (nếu có).

Đối với chi thanh toán cá nhân

- Bảng đăng ký biên chế, quỹ tiền lương, sinh hoạt phí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt;

- Bảng tăng giảm biên chế, quỹ tiền lương, sinh hoạt phí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt. Đối với thuê lao động là hợp đồng lao động với các nội dung ghi trong hợp đồng.

Đối với chi nghiệp vụ chuyên môn, khoản chi thường xuyên khác: Các hồ sơ chứng từ có liên quan như hợp đồng, hoá đơn, giấy thanh toán.

Đối với chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm việc, sữa chữa tài sản cố định:

- Dự toán chi tiết cho việc mua sắm sửa chữa được cơ quan cấp trên phê duyệt;

- Các văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu.

- Hợp đồng mua sắm (bản chính hoặc sao y).

- Phiếu báo giá với những trường hợp mua sắm nhỏ không có hợp đồng;

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

+ Đối với tạm ứng vốn: 2 ngày làm việc

+ Đối với thanh toán vốn từng lần: 2 ngày làm việc

+ Đối với thanh toán vốn lần cuối: 7 ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức và cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước huyện

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý thanh toán

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư phụ lục 05 ban hành tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính.

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư theo mẫu số C3-02/NS; giấy rút dự toán ngân sách theo mẫu C2-02/NS; giấy đề nghị thanh toán tạm ứng theo mẫu C2-03/NS; giấy nộp trả kinh phí theo mẫu C2-05/NS; giấy rút dự toán ngân sách bằng ngoại tệ theo mẫu C2-06/NS; giấy đề nghị thanh toán tạm ứng bằng ngoại tệ theo mẫu C2-08/NS; phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách theo mẫu C2-10/NS; giấy rút vốn đầu tư theo mẫu C3-01/NS; giấy nộp trả vốn đầu tư theo mẫu C3-04/NS quy định tại Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002

+ Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước

+ Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg về việc quản lý và điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành

+ Quyết định số 07/2008/QĐ-TTg ngày 10/1/2008 (chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo đến năm 2010).

+ Quyết định số 233/2006/QĐ-TTg ngày 18/10/2006 (Chương trình Quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đến năm 2010)

+ Quyết định số 147/2000/QĐ-TTG ngày 22/12/2000 (CT dân số)

+ Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 (CT xoá đói giảm nghèo)

+ Quyết định số 125/2007/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

+ Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2000 phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020

+ Quyết định số 170/2007/QĐ-TTg ngày  08/11/2007 về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình giai đoạn 2006 - 2010

+ Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/72004 về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.

+ Quyết định số 38/2000/QĐ-TTg ngày 24/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 531/TTg ngày 8/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ về quản lư các chương tŕnh mục tiêu quốc gia

+ Quyết định 30/2005/QĐ-BTC  ngày 26/5/2005 của Bộ Tài chính ban hành Chế độ mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước

+ Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).

+ Thông tư số 78/2000/TT-BTC về việc hướng dẫn kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo, ban quản lý chương trình mục tiêu quốc gia do Bộ Tài chính ban hành.

+ Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước

+ Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

+ Thông tư số 99/2007/TT-BTC ngày 10/8/2007 HD cơ chế tài chính thực hiện công tác định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Thông tư số 121 /2004/TT - BTC ngày 16/12/2004 HD công tác lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn NSNN thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Thông tư liên tịch số  92/2003/TTLT/BTC-LĐTBXH ngày 25/9/2003 HD quản lý tài chính đối với Dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục - Đào tạo

+ Thông tư liên tịch số 70/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 26/6/2007  hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đến năm 2010.

+ Thông tư liên tịch số 102/2007/TTLT/BTC-BLDTBXH ngày 20/8/2007 Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo

+ Thông tư liên tịch số 66/2003/TTLT/BTC-NN&PTNT ngày 3/7/2003 hướng dẫn quản lý, cấp phát và quyết toán kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

+ Công văn 13116/BTC-TCĐN ngày 28/9/2007 huong dan CTMT-Nuoc sach (vốn viện trợ Chính phủ Phần Lan)

+ Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

13. Thủ tục thanh toán vốn Chương trình 135 giai đoạn II

Thủ tục

Thủ tục thanh toán vốn Chương trình 135 giai đoạn II

Trình tự thực hiện

Chủ đầu tư dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; Khi có khối lượng thanh toán thì chủ đầu tư gửi hồ sơ thanh toán (tạm ứng) cho Kho bạc Nhà nước huyện nơi mở tài khoản thanh toán (tạm ứng) cùng giấy đề nghị thanh toán; Kho bạc Nhà nước huyện thực hiện việc kiểm soát thanh toán vốn cho dự án

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ (ngoài hồ sơ mở tài khoản), bao gồm:

Hồ sơ gửi lần đầu:

- Dự án đầu tư hoặc Báo cáo kinh tế- kỹ thuật (bản chính hoặc sao y);

- Quyết định đầu tư hoặc phê duyệt Báo cáo kinh tế- kỹ thuật của cấp có thẩm quyền (bản chính hoặc sao y);

- Các văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu

- Dự toán chi tiết của từng hạng mục (bản chính hoặc sao y)

- Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu (bản chính hoặc sao y)

- Kế hoạch vốn năm do cấp có thẩm quyền giao

Hồ sơ tạm ứng vốn:

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.

- Giấy rút vốn đầu tư.

- Trường hợp trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng thì phải gửi: Bảo lãnh tiền tạm ứng.

Hồ sơ thanh toán:

- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng (bản chính hoặc sao y)

 - Trường hợp thanh toán khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng: chủ đầu tư gửi bảng xác định giá trị khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng.

- Trường hợp thanh toán các khoản mua hàng hóa, nguyên vật liệu do chủ đầu tư mua trực tiếp của người dân mà không có hóa đơn bán hàng, thì chủ đầu tư căn cứ vào giấy biên nhận mua bán có xác nhận của trưởng thôn nơi bán để lập bảng kê thanh toán. Bảng kê thanh toán gửi KBNN phải có dấu xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã nơi mua hàng.

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.

- Giấy rút vốn đầu tư.

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có)

* Riêng các khoản chi đặc thù:

1. Chi đền bù giải phóng mặt bằng:

+ Hồ sơ tạm ứng: dự toán chi tiết

+ Hồ sơ thanh toán: biên bản xác nhận khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng đã thực hiện; bản danh sách ký nhận tiền của các hộ.

2. Thanh toán chi phí Ban QLDA hoặc kinh phí hoạt động ban chỉ đạo chương trình 135 tại tỉnh, huyện:

Chủ đầu tư được mở tài khoản tiền gửi chi phí quản lý dự án để nhận và sử dụng kinh phí quản lý (trường hợp quản lý nhiều dự án, công trình), hoặc thanh toán trực tiếp từ tài khoản thanh toán vốn của dự án, công trình.

+ Hồ sơ tạm ứng: dự toán chi phí Ban QLDA (nếu lập thành dự toán riêng)

+ Hồ sơ thanh toán: bảng kê chứng từ (hoặc bảng kê thanh toán trong trường hợp chi mua sắm nhỏ lẻ, không có điều kiện lập chứng từ); uỷ nhiệm chi từ tài khoản tiền gửi, hoặc giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi, séc lĩnh tiền mặt (nếu chi từ tài khoản tiền gửi)

3. Duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng:

+ Hồ sơ tạm ứng (nếu có): Dự toán chi tiết cho công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình hạ tầng tại xã

+ Hồ sơ thanh toán gồm hợp đồng giữa UBND xã  với các tổ, đội thi công, nhóm hộ, bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành, có xác nhận của trưởng thôn, hoặc đại diện Ban giám sát xã.

4. Hỗ trợ học sinh con hộ nghèo:

+ Hồ sơ tạm ứng: dự toán kinh phí hỗ trợ học sinh được cấp có thẩm quyền giao cho đơn vị mình, giấy rút dự toán, danh sách học sinh thuộc diện được hỗ trợ có xác nhận của UBND xã

+ Hồ sơ thanh toán tạm ứng: trường (hoặc xã) lập và gửi Kho bạc Nhà nước danh sách học sinh được nhận tiền, có xác nhận của Ban giám hiệu nhà trường và đại diện hội phụ huynh học sinh; trường hợp hỗ trợ bằng hiện vật (dụng cụ học tập, hỗ trợ suất ăn cho học sinh) thì có xác nhận của Ban giám hiệu nhà trường và đại diện hội phụ huynh học sinh về tổng giá trị hiện vật đã hỗ trợ.

5. Hỗ trợ hộ nghèo cải thiện vệ sinh môi trường

+ Hồ sơ tạm ứng: dự toán chi tiết; hợp đồng với đơn vị nhận thầu thi công hoặc người cung ứng hàng hóa

+ Hồ sơ thanh toán: giấy biên nhận mua hàng với các hộ, cá nhân, có xác nhận của trưởng thôn, bản nơi bán, lập bảng kê thanh toán; Bản danh sách các hộ nhận hỗ trợ ký nhận vật tư, có xác nhận của trưởng thôn (hoặc đại diện Ban giám sát xã) và xác nhận của UBND xã nơi có công trình hoặc hợp đồng và bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành, có ký nhận của các hộ dân và xác nhận của trưởng thôn, Ban giám sát xã và UBND xã.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

+ Đối với tạm ứng vốn: 2 ngày làm việc

+ Đối với thanh toán vốn từng lần: 2 ngày làm việc

+ Đối với thanh toán vốn lần cuối: 7 ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức và cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước huyện

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý thanh toán

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư phụ lục 05 ban hành tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính

+ Giấy rút vốn đầu tư theo mẫu C3-01/NS; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư theo mẫu số C3-02/NS; giấy nộp trả vốn đầu tư theo mẫu C3-04/NS kèm theo Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002

+ Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước

+ Nghị quyết số 10/2005/NQ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 8/2005

+ Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg  ngày 10/01/2006  về Phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010.

+ Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc chương trình 135 giai đoạn II.

+ Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).

+ Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

+ Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.

+ Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 16/9/2008 của Liên Bộ hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II.

+ Công văn số 319/KBNN-KHTH ngày 4/3/2009 về việc hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn chương trình 135 giai đoạn II.

+ Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

14. Thủ tục kiểm soát chi thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP

Thủ tục

Thủ tục kiểm soát chi thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP

Trình tự thực hiện

Đơn vị thực hiện tự chủ mở tài khoản dự toán và tài khoản tiền gửi tại cơ quan Kho bạc Nhà nước; Khi có nhu cầu tạm ứng, thanh toán thì đơn vị gửi hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi cho Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch; Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm soát, thanh toán

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở Kho bạc Nhà nước cấp huyện

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ gửi lần đầu:

- Quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính (bản chính hoặc bản sao);

- Dự toán chi ngân sách nhà nước (bản chính);

- Quy chế chi tiêu nội bộ (bản chính);

Hồ sơ gửi khi tạm ứng (đối với các khoản chi được tạm ứng):

- Giấy rút dự toán (tạm ứng)

-  Hồ sơ, chứng từ liên quan đối với từng khoản chi.

Hồ sơ gửi khi thanh toán tạm ứng:

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng;

- Hồ sơ, chứng từ liên quan đối với từng khoản chi như trường hợp thanh toán trực tiếp.

Hồ sơ gửi khi thanh toán trực tiếp:

- Giấy rút dự toán (đối với chi từ tài khoản dự toán), uỷ nhiệm chi/giấy rút tiền mặt (đối với chi từ tài khoản tiền gửi);

- Hồ sơ, chứng từ liên quan đối với từng khoản chi:

+ Đối với các khoản chi thanh toán cá nhân: chi lương và phụ cấp lương  là  danh sách cán bộ, viên chức trong chỉ tiêu biên chế và hợp đồng trên một năm hưởng lương, phụ cấp (gửi một lần vào trước ngày 15 tháng 01 hàng năm); bảng tăng giảm biên chế, quỹ tiền lương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt gửi khi có phát sinh (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên là Quyết định của thủ trưởng đơn vị; đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên và đơn vị sự nghiệp do ngân sách đảm bảo kinh phí hoạt động là Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). Đối với các khoản chi lao động thuê ngoài như các khoản  tiền lương, tiền công, tiền nhuận bút là hợp đồng lao động của đơn vị với người lao động.

+ Đối với những khoản chi nghiệp vụ chuyên môn : hồ sơ, chứng từ liên quan đến từng khoản chi.

+ Đối với việc mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện, vật tư: văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu, hợp đồng mua bán hàng hoá dịch vụ, hoá đơn bán hàng, biên bản nghiệm thu

+ Đối với các khoản chi thường xuyên khác:  bảng kê chứng từ thanh toán có chữ ký của thủ trưởng, kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền; các hồ sơ, chứng từ khác có liên quan.               

+ Đối với các khoản chi phục vụ thu phí, lệ phí : hồ sơ, chứng từ liên quan đến từng khoản chi.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

Không quá 2 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý thanh toán

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước theo mẫu C2-02/NS; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng theo mẫu C2-03/NS; Giấy rút dự toán bằng ngoại tệ theo mẫu C2-06/NS; giấy đề nghị thanh toán tạm ứng bằng ngoại tệ theo mẫu C2-08/NS; Ủy nhiệm thu theo mẫu C4-01/KB; Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi theo mẫu C4-10/KB kèm theo Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002

+ Nghị định số 43/2006/NĐ- CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập

+ Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 6/9/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ,  tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính

+ Thông tư số 153/2007/TT-BTC ngày 17/12/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi một số điểm của Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiệnnhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính

+ Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ

+ Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 71/2006/TT-BTC

+ Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).

+ Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

15. Thủ tục Kiểm soát chi thường xuyên đối với các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP

Thủ tục

Thủ tục Kiểm soát chi thường xuyên đối với các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP

Trình tự thực hiện

Đơn vị thực hiện tự chủ mở tài khoản dự toán và tài khoản tiền gửi tại cơ quan Kho bạc Nhà nước; Khi có nhu cầu tạm ứng, thanh toán thì đơn vị gửi hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi cho Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch; Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm soát, thanh toán

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở Kho bạc Nhà nước cấp huyện

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

Hồ sơ gửi vào đầu năm ngân sách:

- Dự toán chi ngân sách nhà nước (bản chính);

- Quy chế chi tiêu nội bộ và Quy chế quản lý sử dụng tài sản công (gửi vào năm đầu thực hiện chế độ tự chủ và gửi khi có bổ sung, sửa đổi) (bản chính);

Hồ sơ gửi khi tạm ứng (đối với các khoản chi được tạm ứng):

- Giấy rút dự toán (tạm ứng);

- Hồ sơ chứng từ liên quan đối với từng khoản chi.

Hồ sơ gửi khi thanh toán tạm ứng:

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng;

- Hồ sơ, chứng từ liên quan đối với từng khoản chi như trường hợp thanh toán trực tiếp.

Hồ sơ gửi khi thanh toán trực tiếp:

- Giấy rút dự toán (đối với chi từ tài khoản dự toán), Uỷ nhiệm chi/ giấy rút tiền mặt (đối với chi từ tài khoản tiền gửi);

- Hồ sơ, chứng từ liên quan đối với từng khoản chi, cụ thể:

+ Đối với các khoản chi thanh toán cá nhân: chi lương và phụ cấp lương  là danh sách những người hưởng lương (gửi lần đầu vào đầu năm), bảng tăng giảm biên chế, quỹ tiền lương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (gửi theo từng lần thanh toán nếu có phát sinh). Đối với các khoản chi lao động thuê ngoài như các khoản  tiền lương, tiền công, tiền nhuận bút là hợp đồng lao động của đơn vị với người lao động.

+ Đối với những khoản chi nghiệp vụ chuyên môn là hồ sơ, chứng từ liên quan đến từng khoản chi.

+ Đối với việc mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện, vật tư là văn bản lựa chọn nhà thầu theo Luật đấu thầu, hợp đồng mua bán hàng hoá dịch vụ, hoá đơn bán hàng và các hồ sơ, chứng từ khác có liên quan.           

+ Đối với các khoản chi thường xuyên khác là bảng kê chứng từ thanh toán có chữ ký của thủ trưởng, kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền; các hồ sơ, chứng từ khác có liên quan.   

+ Đối với các khoản chi phục vụ thu phí, lệ phí là hồ sơ liên quan đến từng khoản chi.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

Không quá 2 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý thanh toán

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước theo mẫu C2-02/NS; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng theo mẫu C2-03/NS; Giấy rút dự toán bằng ngoại tệ theo mẫu C2-06/NS; giấy đề nghị thanh toán tạm ứng bằng ngoại tệ theo mẫu C2-08/NS; Ủy nhiệm thu theo mẫu C4-01/KB; Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi theo mẫu C4-10/KB kèm theo Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002

+ Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước

+ Thông tư số 18/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 13/3/2006Hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng  biên chế và kinh phí quản lý hành chính

+ Thông tư số 84/2007/TT-BTC ngày 17/7/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi một số điểm của Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế dộ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính

+ Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006Hướng  dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005  của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước

+ Thông tư số liên tịch số 71/2007/TTLT-BTC-BNV ngày 26/6/2007 hướng dẫn sửa đổi Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước

+ Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).

+ Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

16. Thủ tục nộp thuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục nộp thuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Trình tự thực hiện

+ Bước 1: Người nộp mang thông báo thu của cơ quan có thẩm quyền đến Kho bạc Nhà nước được ghi trong thông báo thu (hoặc Kho bạc Nhà nước, ngân hàng nơi người nộp mở tài khoản) để thực hiện nộp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản tạm thu, tạm giữ của cơ quan thu hoặc vào ngân sách nhà nước.

+ Bước 2: Kho bạc nhà nước hạch toán và trả lại 01 liên Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (mẫu C1-02/NS), hoặc Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ (mẫu C1-03/NS), hoặc Bảng kê nộp thuế (mẫu 01/BKNT) trong trường hợp Kho bạc Nhà nước đã tham gia Hệ thống thông tin thu nộp thuế

Cách thức thực hiện

Nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh (hoặc cấp huyện)

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ:

- Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (mẫu C1-02/NS), hoặc Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ (mẫu C1-03/NS), hoặc Bảng kê nộp thuế (mẫu 01/BKNT) trong trường hợp Kho bạc Nhà nước đã tham gia Hệ thống thông tin thu nộp thuế.

- Thông báo thu của cơ quan có thẩm quyền.

* Số lượng hồ sơ: 01

Thời hạn giải quyết

Trong ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

+ Cơ quan phối hợp (nếu có): cơ quan Thuế, Hải quan, ngân hàng

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Giấy nộp tiền có xác nhận

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước: Mẫu C1-02/NS; Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước bằng ngoại tệ: Mẫu số C1- 03/NS ban hành kèm theo Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

+ Bảng kê nộp thuế: Mẫu 01/BKNT ban hành kèm theo Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy trình tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa Kho bạc Nhà nước - Tổng cục Thuế - Tổng cục Hải quan và các ngân hàng thương mại

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002

- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước

- Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

- Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy trình tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa Kho bạc Nhà nước - Tổng cục Thuế - Tổng cục Hải quan và các ngân hàng thương mại

- Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

17. Thủ tục hoàn thuế, các khoản đã thu bằng tiền mặt qua cơ quan Kho bạc Nhà nước

Thủ tục

Thủ tục hoàn thuế, các khoản đã thu bằng tiền mặt qua cơ quan Kho bạc Nhà nước

Trình tự thực hiện

Cá nhân, tổ chức sau khi nộp hồ sơ hoàn thuế tại cơ quan thu, cơ quan thu đối chiếu, lập lệnh hoàn trả các khoản đã thu. Căn cứ vào Lệnh hoàn trả khoản thu, Kho bạc Nhà nước thực hiện hoàn trả theo quy định

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN (mẫu C1-04/NS ban hành kèm Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính)

Riêng đối với trường hợp hoàn trả các khoản thu không do cơ quan Thuế, Hải quan quản lý, thì người được hoàn trả còn phải bổ sung thêm: Chứng từ nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước (bản sao) cùng bản chính (để đối chiếu).

- Chứng minh thư nhân dân của người nhận tiền hoàn trả.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

Trong ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Đồng ý hoặc không đồng ý thanh toán

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002

+ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006

+ Luật thuế xuất nhập khẩu số 45/2005/QH11

+ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008

+ Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 3/6/2008

+ Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007

+ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước

+ Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân

+ Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế

+ Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 8/12/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành thuế xuất nhập khẩu

+ Nghị định số 123/2008/NĐ-CP  ngày 08  tháng  12  năm 2008 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng

18. Thủ tục quy trình phát hành trái phiếu bằng chuyển khoản

Thủ tục

Thủ tục quy trình phát hành trái phiếu bằng chuyển khoản

Trình tự thực hiện

+ Khi khách hàng đến yêu cầu phát hành, cán bộ giao dịch tìm giấy báo có trên máy tính và làm các thủ tục phát hành cần thiết.

+ Cán bộ giao dịch in phiếu phát hành và yêu cầu khách hàng ký tên vào cuống trái phiếu và phiếu phát hành, cắt rời phần thân và cuống; giao phần thân trái phiếu cho khách hàng

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện

Thành phần, số lượng hồ sơ

+ CMND của khách hàng

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

Ngay khi có khách hàng đến yêu cầu và hoàn thành hồ sơ về việc phát hành

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Phát hành tờ trái phiếu

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

+ Quyết định số 61/2002/QĐ-BTC ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Quyết định số 1049/QĐ-KBNN ngày 14/12/2006  của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành “Quy trình quản lý phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

19. Thủ tục Quy trình phát hành trái phiếu bằng tiền mặt

Thủ tục

Thủ tục Quy trình phát hành trái phiếu bằng tiền mặt

Trình tự thực hiện

+ Khách hàng xuất trình Giấy chứng minh nhân dân (CMND) và đề nghị tổng số tiền cùng các loại mệnh giá cần mua (trường hợp mua trái phiếu không ghi tên thì không cần xuất trình CMND)

+ Cán bộ giao dịch nhận tiền và thực hiện thủ tục phát hành, in phiếu phát hành và yêu cầu khách hàng ký mẫu vào cuống trái phiếu (đối với loại có ghi tên) và phiếu phát hành.

+ Cán bộ giao dịch giao phần thân trái phiếu và trả CMND cho khách hàng.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

Thành phần, số lượng hồ sơ

+ CMND của khách hàng (đối với trái phiếu ghi tên)

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

Ngay khi có yêu cầu của khách hàng

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Phát hành tờ trái phiếu

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

+Quyết định số 61/2002/QĐ-BTC ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Quyết định số 1049/QĐ-KBNN ngày 14/12/2006  của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành “Quy trình quản lý phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

20. Thủ tục thanh toán trái phiếu có ghi tên (cả ngoại tệ và nội tệ)

Thủ tục

Thủ tục thanh toán trái phiếu có ghi tên (cả ngoại tệ và nội tệ)

Trình tự thực hiện

* Thanh toán bằng tiền mặt: Khách hàng viết phiếu đề nghị thanh toán. Chuyển phiếu đề nghị thanh toán, trái phiếu cùng các giấy tờ liên quan (nếu có) cho cán bộ giao dịch. Cán bộ giao dịch kiểm tra trái phiếu và làm các thủ tục thanh toán (khi đủ điều kiện), in phiếu thanh toán và yêu cầu khách hàng ký nhận lên phiếu thanh toán, trả tiền và CMND cho khách hàng.

* Thanh toán bằng chuyển khoản: Khách hàng viết phiếu đề nghị thanh toán ghi rõ thanh toán bằng chuyển khoản, đơn vị, cá nhân nhận tiền; số hiệu tài khoản; nơi mở tài khoản Chuyển phiếu đề nghị thanh toán, CMND, các giấy tờ liên quan (nếu có) cho cán bộ giao dịch. Cán bộ giao dịch kiểm tra trái phiếu và làm các thủ tục thanh toán (khi đủ điều kiện), in 02 phiếu thanh toán và yêu cầu khách hàng ký nhận lên phiếu thanh toán, trả CMND và một liên phiếu thanh toán cho khách hàng.

* Thanh toán trái phiếu ghi tên mệnh giá nhỏ

Khách hàng thanh toán các tờ trái phiếu loại ghi tên, mệnh giá từ 500.000 đồng trở xuống (bao gồm cả loại 500.000 đồng), chưa làm thủ tục chuyển nhượng (mua bán, tặng, cho) hoặc ủy nhiệm thanh toán, khách hàng xuất trình CMND, sau khi đối chiếu các thông tin trên tờ trái phiếu với hồ sơ gốc:

+ Trường hợp tổng mệnh giá trái phiếu thanh toán của khách hàng từ 1.000.000 đồng trở xuống, đề nghị khách hàng điền các yếu tố và ký vào giấy cam đoan và thanh toán cho khách hàng.

+ Trường hợp tổng mệnh giá trái phiếu thanh toán của khách hàng trên 1.000.000 đồng, khách hàng phải làm đơn đề nghị thanh toán trái phiếu Chính phủ có xác nhận nơi cư trú của UBND cấp xã gửi KBNN, sau đó thanh toán cho khách hàng.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thanh toán trái phiếu có ghi tên (tiền mặt, chuyển khoản): phiếu đề nghị thanh toán, CMND của người có tên trên tờ trái phiếu và một trong những giấy tờ dưới đây (tuy từng trường hợp cụ thể):

+ Giấy uỷ nhiệm thanh toán trong trường hợp thanh toán hộ

+ Giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị trong trường hợp cơ quan, đơn vị cử người đại diện đến KBNN thanh toán trái phiếu

+ Giấy giải chấp của tổ chức nhận cầm cố trái phiếu, trong trường hợp trái phiếu được dùng cầm cố.

+ Các giấy tờ liên quan đến thừa kế trái phiếu trong trường hợp thừa kế.

+ Đề nghị thanh toán trái phiếu có ghi tên trong trường hợp bị mất hoặc tờ trái phiếu bị biến dạng, không còn giữ được hình dạng, nội dung ban đầu.

* Thanh toán trái phiếu có ghi tên mệnh giá nhỏ: CMND và một trong những giấy tờ dưới đây (tùy từng trường hợp cụ thể):

+ Giấy cam đoan.

+ Đơn đề nghị thanh toán trái phiếu Chính phủ có xác nhận nơi cư trú của UBND cấp xã.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

Ngay khi có khách hàng đến yêu cầu về việc thanh toán

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Thanh toán tờ trái phiếu.

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Giấy cam đoan quy định tại Công văn số 2297/KBNN-HĐV ngày 18/11/2008 của Tổng giám đốc KBNN về việc thanh toán trái phiếu loại ghi tên, mệnh giá nhỏ.

+ Phiếu đề nghị thanh toán trái phiếu (mẫu 02 đính kèm) quy định tại Công văn số 548 /KBNN-HĐV ngày 10/4/2009 của Kho bạc Nhà nước về việc hướng dẫn thanh toán trái phiếu Chính phủ năm 2004.

+ Phiếu thanh toán trái phiếu ngoại tệ (mẫu 01 đính kèm) quy định tại Công văn số  549 /KBNN-HĐV ngày 10/4/2009 của Kho bạc Nhà nước về việc hướng dẫn thanh toán trái phiếu ngoại tệ năm 2004

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

+ Trái phiếu là thật, do KBNN phát hành.

+ Trái phiếu không bị tẩy xóa, sửa chữa chữ và số.

+ Trái phiếu còn nguyên vẹn. Nếu bị mất một phần hoặc biến dạng không còn giữ được hình dạng, nội dung ban đầu, KBNN có thể giải quyết thanh toán nhưng phải đảm bảo đủ các điều kiện tương tự như trái phiếu có ghi tên báo mất.

+ Trái phiếu đến hạn thanh toán (gốc, lãi) hoặc thanh toán trước hạn theo đúng quy định của KBNN.

+ Các yếu tố trên tờ trái phiếu (tên người mua, địa chỉ, số CMND, ngày mua, số tiền mua, chữ ký mẫu) khớp đúng với thông tin lưu tại Kho bạc Nhà nước.

+ Trường hợp đã được bán, tặng cho, để lại, thừa kế hoặc ủy nhiệm thanh toán phải có đủ các giấy tờ hợp lệ theo quy định.

+ Trái phiếu chưa được thanh toán tại bất kỳ đơn vị KBNN nào trên phạm vi cả nước.

+ Trái phiếu không ở tình trạng phong tỏa, không bị cơ quan công an theo dõi điều tra.

+ Đề nghị thanh toán trái phiếu Chính phủ có xác nhận nơi cư trú của UBND cấp xã.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

+ Quyết định số 61/2002/QĐ-BTC ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Thông tư số 32/2004/TT-BTC ngày 12/4/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phát hành trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Quyết định số 1049/QĐ-KBNN ngày 14/12/2006  của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành “Quy trình quản lý phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Công văn số 2297/KBNN-HĐV ngày 18/11/2008 của Tổng giám đốc KBNN về việc thanh toán trái phiếu loại ghi tên, mệnh giá nhỏ.

+ Công văn số  549 /KBNN-HĐV ngày 10/4/2009 của Kho bạc Nhà nước

+ Công văn số  548 /KBNN-HĐV ngày 10/4/2009 của Kho bạc Nhà nước

21. Thủ tục thanh toán trái phiếu không ghi tên (cả ngoại tệ và nội tệ)

Thủ tục

Thủ tục thanh toán trái phiếu không ghi tên (cả ngoại tệ và nội tệ)

Trình tự thực hiện

+ Thanh toán bằng tiền mặt

Khách hàng viết phiếu đề nghị thanh toán, chuyển phiếu đề nghị thanh toán cùng tờ trái phiếu cho cán bộ giao dịch. Cán bộ giao dịch kiểm tra hiệu lực thanh toán qua chương trình quản lý trái phiếu và kiểm tra tính thật giả của tờ trái phiếu sau đó in phiếu thanh toán và yêu cầu khách hàng ký nhận lên phiếu thanh toán, trả tiền và CMND cho khách hàng.

+ Thanh toán bằng chuyển khoản

Khách hàng viết phiếu đề nghị thanh toán ghi rõ thanh toán bằng chuyển khoản, đơn vị, cá nhân nhận tiền; số hiệu tài khoản; nơi mở tài khoản. Chuyển phiếu đề nghị thanh toán cho cán bộ giao dịch. Bằng nghiệp vụ cán bộ giao dịch kiểm tra tờ trái phiếu, nếu đủ điều kiện thì in 02 phiếu thanh toán và yêu cầu khách hàng ký nhận lên phiếu thanh toán, trả 01 liên phiếu thanh toán, CMND cho khách hàng

Cách thức thực hiện

+ Đối với trái phiếu phát hành bằng ngoại tệ, thanh toán trực tiếp tại trụ sở  Kho bạc Nhà nước cấp huyện nơi phát hành tờ trái phiếu

+ Đối với trái phiếu phát hành bằng đồng Việt Nam, thanh toán tại tất cả các đơn vị Kho bạc Nhà nước trên toàn quốc

Thành phần, số lượng hồ sơ

+ Phiếu đề nghị thanh toán

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

Ngay khi có khách hàng đến yêu cầu về việc thanh toán

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Thanh toán tờ trái phiếu.

Phí, lệ phí (nếu có)

Phí chuyển tiền gốc, lãi trái phiếu vào tài khoản theo yêu cầu của chủ sở hữu trái phiếu do chủ sở hữu trả bằng mức phí thanh toán qua ngân hàng quy định tại Thông tư số 32/2004/TT-BTC ngày 12/4/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phát hành trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Phiếu đề nghị thanh toán trái phiếu (mẫu số 02 đính kèm) quy định tại Công văn số 548 /KBNN-HĐV ngày 10/4/2009 của Kho bạc Nhà nước về việc hướng dẫn thanh toán trái phiếu Chính phủ năm 2004.

+ Phiếu thanh toán trái phiếu ngoại tệ (mẫu số 01 đính kèm) quy định tại Công văn số  549 /KBNN-HĐV ngày 10/4/2009 của Kho bạc Nhà nước về việchướng dẫn thanh toán trái phiếu ngoại tệ năm 2004

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

+ Trái phiếu là thật, do KBNN phát hành.

+ Trái phiếu không bị tẩy xóa, sửa chữa chữ và số.

+ Trái phiếu còn nguyên vẹn, nếu bị rách hoặc biến dạng phải giữ được hình dạng và nội dung ban đầu.

+ Trái phiếu đến hạn thanh toán (gốc, lãi) hoặc thanh toán trước hạn theo đúng quy định của KBNN.

+ Trái phiếu chưa được thanh toán tại bất kỳ đơn vị Kho bạc Nhà nước nào trên phạm vi cả nước.

+ Trái phiếu không ở tình trạng phong tỏa, không bị cơ quan công an theo dõi điều tra

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

+ Quyết định số 61/2002/QĐ-BTC ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Quyết định số 1049/QĐ-KBNN ngày 14/12/2006  của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành “Quy trình quản lý phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Công văn số 548 /KBNN-HĐV ngày 10/4/2009 của Kho bạc Nhà nước

+ Công văn số  549 /KBNN-HĐV ngày 10/4/2009 của Kho bạc Nhà nước

22. Thủ tục Chuyển nhượng trái phiếu ghi danh (mua bán, tặng cho, để lại thừa kế)

Thủ tục

Thủ tục Chuyển nhượng trái phiếu ghi danh (mua bán, tặng cho, để lại thừa kế)

Trình tự thực hiện

* Trường hợp mua bán lại trái phiếu:

Người mua và người bán phải cùng đến Kho bạc Nhà nước cấp huyện nơi phát hành tờ trái phiếu để làm thủ tục chuyển nhượng, khi có đề nghị chuyển nhượng, bằng biện pháp nghiệp vụ cán bộ giao dịch sẽ kiểm tra tờ trái phiếu nếu hợp lệ thì làm thủ tục chuyển nhượng cho khách hàng, in giấy chuyển quyền sở hữu trái phiếu, người chuyển quyền sở hữu và người nhận quyền sở hữu phải ký tên lên phần quy định của tờ trái phiếu và giấy chuyển quyền sở hữu, sau khi cán bộ giao dịch ký tên lên phần quy định của tờ trái phiếu và giấy chuyển quyền sở hữu, giao tờ trái phiếu và giấy chuyển quyền sở hữu trái phiếu cho người nhận quyền sở hữu trái phiếu. Kể từ lần chuyển nhượng thứ ba trở đi, cán bộ giao dịch in giấy chuyển quyền sở hữu trái phiếu, yêu cầu người chuyển quyền sở hữu và người nhận quyền sở hữu ký tên lên phần quy định trên giấy chuyển quyền sở hữu trái phiếu sau đó lập giấy chứng nhận quyền sở hữu trái phiếu trình người có thẩm quyền ký và giao tờ trái phiếu cùng giấy chuyển quyền sở hữu trái phiếu và  giấy chứng nhận quyền sở hữu trái phiếu cho người được chuyển nhượng quyền sở hữu.

Trường hợp bàn bán trái phiếu ở xa trụ sở Kho bạc Nhà nước cấp huyện nơi phát hành tờ trái phiếu, cán bộ giao dịch lập giấy chuyển quyền sở hữu trái phiếu và nhận tờ trái phiếu viết biên nhận hẹn khách hàng giải quyết vào ngày làm việc tiếp theo.

* Trường hợp tặng cho:

Người tặng, cho và người được tặng, được cho phải cùng đến Kho bạc Nhà nước cấp huyện nơi phát hành tờ trái phiếu để làm thủ tục chuyển nhượng. Trường hợp người tặng, cho trái phiếu vì lý do nào đó không thể đến Kho bạc Nhà nước cấp huyện nơi phát hành tờ trái phiếu, người được tặng, được cho khi đến làm thủ tục chuyển nhượng phải mang theo CMND, giấy đồng ý tặng, cho. Giấy tặng cho phải có các nội dung sau:

+ Họ tên, số CMND, địa chỉ của người tặng, cho

+ Họ tên, số CMND, địa chỉ của người được tặng, cho

+ Các thông tin về tờ trái phiếu tặng cho: số sêri, mệnh giá ngày mua

+ Chữ ký của người tặng cho.

+ Trường hợp người tặng cho không có CMND phải có chứng thực của chính quyền địa phương nơi đăng ký thường trú.

* Trường hợp thừa kế:

+ Cá nhân được quyền thừa kế trái phiếu đến trụ sở Kho bạc Nhà nước cấp huyện nơi phát hành tờ trái phiếu để làm thủ tục chuyển nhượng mang theo các giấy tờ liên quan đến quyền thừa kế, CMND hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi người thừa kế cư trú.

+ Trường hợp trái phiếu được thừa kế cho nhiều người các giấy tờ liên quan đến quyền thừa kế, đơn xin thanh toán gửi Kho bạc Nhà nước cấp huyện nơi phát hành tờ trái phiếu và ủy nhiệm cho người làm thủ tục thanh toán và phải có chữ ký của tất cả những người được hưởng thừa kế và bảo đảm chịu trách nhiệm nếu xảy ra tranh chấp.

+ Trường hợp người thừa kế chưa đến tuổi vị thanh niên hoặc không có năng lực hành vi dân sự thì phải có người giám hộ hoặc đại diện hợp pháp làm thủ tục thừa kế. Người giám hộ hoặc đại diện hợp pháp phải mang theo CMND, Quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp.

Khi đã đấy đủ các giấy tờ theo từng trường hợp cụ thể cán bộ giao dịch sẽ làm các thủ tục chuyển quyền sở hữu trái phiếu như đối với trường hợp mua bán lại.

* Trường hợp đặc biệt: Đối với trái phiếu ghi tên, mệnh giá từ 200.000 đồng trở xuống, người chuyển nhượng được phép ghi họ tên, địa chỉ, số CMND (nếu có) và ký tên lên phần quy định ở mặt sau tờ trái phiếu để người được nhượng mang đến Kho bạc Nhà nước cấp huyện nơi phát hành tờ trái phiếu để làm thủ tục chuyển nhượng

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở Kho bạc Nhà nước cấp huyện nơi phát hành tờ trái phiếu

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Trường hợp mua, bán lại: Người mua và người bán cùng tới trụ sở Kho bạc Nhà nước cấp huyện nơi phát hành tờ trái phiếu, mang theo tờ trái phiếu cần chuyển nhượng và CMND.

* Trường hợp tặng, cho: Người tặng, cho và người được tặng, cho cùng tới trụ sở Kho bạc Nhà nước cấp huyện nơi phát hành tờ trái phiếu, mang theo CMND, tờ trái phiếu cần chuyển nhượng và các giấy tờ sau (tùy từng trường hợp cụ thể):

+ Trường hợp vì lý do nào đó người tặng, cho không thể đến trụ sở Kho bạc Nhà nước cấp huyện nơi phát hành tờ trái phiếu thì người được tặng cho phải mang theo giấy đồng ý tặng, cho.

+ Trường hợp người tặng cho không có CMND thì phải có chứng thực của chính quyền địa phương nơi cư trú.

* Trường hợp thừa kế:

+ Trường hợp cá nhân hưởng thừa kế:

1. CMND hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú.

2 Tờ trái phiếu được thừa kế.

3. Di chúc bằng văn bản của người thừa kế hoặc văn bản ghi lại di chúc bằng miệng của những người làm chứng hoặc xác nhận quyền thừa kế hợp pháp theo luật định.

+ Trường hợp thừa kế cho nhiều người:

1. Tờ trái phiếu được thừa kế

2. Di chúc bằng văn bản của người thừa kế hoặc văn bản ghi lại di chúc bằng miệng của những người làm chứng hoặc xác nhận quyền thừa kế hợp pháp theo luật định.

3. Đơn xin thanh toán có chữ ký của tất cả những người được hưởng thừa kế và ủy nhiệm cho một người làm thủ tục thanh toán.

4. CMND của người đại diện thanh toán

+ Trường hợp người thừa kế chưa đến tuổi vị thanh niên hoặc không có năng lực hành vi dân sự:

1. Tờ trái phiếu được thừa kế.

2. CMND của người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp theo pháp luật.

3. Quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp.

* Trường hợp đặc biệt

Người được chuyển nhượng mang tờ trái phiếu cần chuyển nhượng có ghi các yếu tố họ tên, địa chỉ, số CMND (nếu có), chữ ký của người chuyển nhượng trên phần quy định ở mặt sau tờ trái phiếu đến Kho bạc Nhà nước cấp huyện nơi phát hành tờ trái phiếu để làm thủ tục chuyển nhượng.

* Số lượng hồ sơ:  01 bộ

Thời hạn giải quyết

Ngay khi khách hàng mang đầy đủ hồ sơ tới trụ sở cơ quan Kho bạc Nhà nước cấp huyện nơi phát hành tờ trái phiếu để làm thủ tục

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp huyện nơi phát hành tờ trái phiếu

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp huyện nơi phát hành tờ trái phiếu

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Giấy chuyển quyền sở hữu trái phiếu

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

+ Quyết định số 61/2002/QĐ-BTC ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Quyết định số 1049/QĐ-KBNN ngày 14/12/2006  của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành “Quy trình quản lý phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

23. Thủ tục Xử lý trái phiếu báo mất

Thủ tục

Thủ tục Xử lý trái phiếu báo mất

Trình tự thực hiện

+ Trái phiếu không ghi tên:

Mất trái phiếu không ghi tên coi như mất tiền, KBNN không giải quyết các trường hợp báo mất trái phiếu không ghi tên.

+ Trái phiếu có ghi tên

Nhận được đơn báo mất trái phiếu, cán bộ giao dịch phong tỏa tờ trái phiếu báo mất

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở Kho bạc Nhà nước cấp huyện nơi phát hành tờ trái phiếu

Thành phần, số lượng hồ sơ

+ Đơn báo mất trái phiếu

+ Số lượng hồ sơ: 01  (bộ)

Thời hạn giải quyết

Ngay khi nhận được đơn báo mất của chủ sở hữu trái phiếu

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp huyện nơi phát hành tờ trái phiếu

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp huyện nơi phát hành tờ trái phiếu

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Phong tỏa tờ trái phiếu báo mất

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

+ Quyết định số 61/2002/QĐ-BTC ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Quyết định số 1049/QĐ-KBNN ngày 14/12/2006  của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành “Quy trình quản lý phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

24. Thủ tục Xác nhận trái phiếu cầm cố, thế chấp

Thủ tục

Thủ tục Xử lý trái phiếu cầm cố, thế chấp

Trình tự thực hiện

+ Trái phiếu không ghi tên:

Khách hàng đến KBNN làm đề nghị bằng văn bản xác nhận tờ trái phiếu để vay ngân hàng hoặc cầm cố. Kho bạc Nhà nước cấp huyện kiểm tra tính xác thực của tờ trái phiếu nếu tờ trái phiếu là thật, hợp pháp, hợp lệ, đã phát hành chưa thanh toán thì cán bộ giao dịch đóng dấu đơn vị lên khoảng trống bên trái mặt trước tờ trái phiếu và lập phiếu xác nhận .

+ Trái phiếu có ghi tên

Khi khách hàng có yêu cầu bằng văn bản đề nghị xác nhận tính hợp pháp quyền sở hữu trái phiếu của người xin cầm cố, thế chấp và yêu cầu phong tỏa, bằng nghiệp vụ chuyên môn cán bộ giao dịch kiểm tra tính xác thực của tờ trái phiếu nếu kết quả kiểm tra khớp đúng thì in  phiếu phong tỏa trái phiếu

Cách thức thực hiện

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

Thành phần, số lượng hồ sơ

+ Trái phiếu không ghi tên: Văn bản đề nghị xác nhận trái phiếu

+ Trái phiếu có ghi tên: Văn bản đề nghị xác nhận tính hợp pháp quyền sở hữu và yêu cầu phong tỏa.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

Ngay khi khách hàng có văn bản yêu cầu

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

+ Phiếu xác nhận trái phiếu

+ Phong tỏa tờ trái phiếu

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

+ Quyết định số 61/2002/QĐ-BTC ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Quyết định số 1049/QĐ-KBNN ngày 14/12/2006  của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành “Quy trình quản lý phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

25. Thủ tục lưu giữ, bảo quản trái phiếu hộ khách hàng

Thủ tục

Thủ tục lưu giữ, bảo quản trái phiếu hộ khách hàng

Trình tự thực hiện

Khách hàng đề nghị gửi trái phiếu đồng thời xuất trình CMND, giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền (đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức), chỉ xuất trình giấy CMND (đối với cá nhân). Sau khi tiếp nhận hồ sơ cán bộ giao dịch thực hiện kiểm tra hồ sơ, tính hợp pháp của các trái phiếu đảm bảo hợp lệ, lập hợp đồng bảo quản trái phiếu và thực hiện lưu kho theo quy định

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở  Kho bạc Nhà nước cấp huyện

Thành phần, số lượng hồ sơ

Đề nghị gửi trái phiếu và một trong các giấy tờ dưới đây, tùy từng trường hợp cụ thể:

+ CMND (đối với người gửi là cá nhân)

+ CMND, giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền (đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức)

Số lượng hồ sơ:  01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

Ngay khi có yêu cầu của khách hàng

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp huyện

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Hợp đồng bảo quản trái phiếu

Phí, lệ phí (nếu có)

+ 0.05%(năm phần vạn)/giá trị tài sản/1 tháng. Mức thu tối thiểu không dưới 20.000 đồng/1 hộp hoặc gói/1 tháng. Mức thu tối đa là 500.000 đồng/hộp hoặc gói/1 tháng quy định tại Thông tư số 80/1999/TT-BTC ngày 29/6/1999 của Bộ Tài chính.

+ Tuỳ tình hình thực tế, Bộ Tài chính có thể quyết định miễn phí bảo quản, lưu giữ trái phiếu tại Kho bạc Nhà nước đối với từng loại trái phiếu và từng đối tượng mua trái phiếu quy định tại Thông tư số 32/2004/TT-BTC ngày 12/4/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phát hành trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

+ Quyết định số 61/2002/QĐ-BTC ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Thông tư số 80/1999/TT-BTC ngày 29/6/1999 của Bộ Tài chính về……...

+ Thông tư số 32/2004/TT-BTC ngày 12/4/2004 của Bộ Tài chính.

+ Quyết định số 1049/QĐ-KBNN ngày 14/12/2006  của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành “Quy trình quản lý phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

26. Thủ tục Giao trả trái phiếu đã nhận bảo quản

Thủ tục

Thủ tục Giao trả trái phiếu đã nhận bảo quản

Trình tự thực hiện

* Đối với cá nhân:

+ CMND của người nhận

+ Giấy ủy quyền trong trường hợp được ủy quyền hoặc giấy xác nhận quyền thừa kế trong trường hợp được thừa kế và giấy CMND của người được ủy quyền, thừa kế

+ Hợp đồng bảo quản trái phiếu.

* Đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức:

+ Giấy giới thiệu (giấy ủy quyền)

+ Giấy CMND của người được ủy quyền đến nhận

+ Hợp đồng bảo quản trái phiếu.

Căn cứ các giấy tờ và Hợp đồng bảo quản trái phiếu cán bộ giao dịch sẽ lập biên bản thanh lý hợp đồng và bàn giao lại trái phiếu cho chủ sở hữu

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở Kho bạc Nhà nước cấp huyện nơi nhận bảo quản tờ trái phiếu.

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Đối với cá nhân hồ sơ bao gồm: CMND, Hợp đồng bảo quản trái phiếu và một trong những giấy tờ dưới đây, tùy từng trường hợp cụ thể:

+ Giấy uỷ quyền trong trường hợp được ủy quyền

+ Giấy xác nhận quyền thừa kế trong trường hợp được thừa kế

 * Đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức:

+ Giấy giới thiệu (hoặc giấy ủy quyền)

+ CMND của người được giới thiệu (ủy quyền)

+ Hợp đồng bảo quản trái phiếu.

* Số lượng hồ sơ: 01(bộ)

Thời hạn giải quyết

Ngay khi có yêu cầu của khách hàng

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Kho bạc Nhà nước cấp huyện nơi nhận bảo quản tờ trái phiếu.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước cấp huyện nơi nhận bảo quản tờ trái phiếu

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Biên bản thanh lý Hợp đồng

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

+ Quyết định số 61/2002/QĐ-BTC ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Quyết định số 1049/QĐ-KBNN ngày 14/12/2006  của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành “Quy trình quản lý phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang